| Hotline: 0983.970.780

Thần chết lặng lẽ trên chiến trường

Thứ Tư 11/09/2013 , 09:44 (GMT+7)

Đối với vũ khí hóa học, chỉ một luồng hơi hay trận mưa nhẹ cũng đủ sức giết chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người. Do đó, vũ khí hóa học luôn bị phản đối kịch liệt.

Không phải loại vũ khí gây chết người hàng loạt nào cũng phát ra tiếng nổ đinh tai nhức óc, giết người bằng sức công phá của thuốc nổ, nhiệt độ hay mảnh đạn. Đối với vũ khí hóa học, chỉ một luồng hơi hay trận mưa nhẹ cũng đủ sức giết chết hàng trăm thậm chí hàng ngàn người. Do đó, vũ khí hóa học luôn bị phản đối kịch liệt.

Cuộc chiến hóa học đầu tiên

Hơn 2.000 năm trước, người Ba Tư đã biết dùng khí độc để hun các binh sĩ La Mã thiện chiến, đánh dấu mốc đầu tiên cho các cuộc chiến hóa học, một hình thức chiến tranh gây nhiều tranh cãi và sự phản đối từ dư luận quốc tế.

Cách đây 70 năm, dưới nền đất của Syria, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bằng chứng cổ nhất cho một cuộc chiến hóa học. Họ đã tìm thấy dấu hiệu của khí độc sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các thi thể đã mục ruỗng của 20 chiến binh La Mã.

Vũ khí hóa học đầu tiên của loài người

Những chi tiết còn sót lại tại hiện trường đã cho các nhà khoa học manh mối để tìm ra được phương pháp tấn công của những binh lính Ba Tư. Theo đó, sau nhiều ngày bao vây quân La Mã nhưng không hiệu quả, các binh sĩ Ba Tư đã tìm cách đào hầm để thu hẹp vòng vây.

Binh sĩ Ba Tư đã nằm chờ và thổi luồng khí độc tự chế vào bên trong khu vực của quân La Mã, do có trọng lượng nặng hơn không khí nên chúng đặc quánh, làm 20 binh sĩ La Mã chết chỉ trong vài phút. Theo các nhà khoa học, đây là loại khí độc được tạo ra bằng cách trộn tinh thể lưu huỳnh với nhựa đường thiên nhiên sau đó đốt lên.


Hình ảnh mô phỏng quá trình tấn công của người Ba Tư (Persian) và quân La Mã (Roman)

Theo tiến sĩ Simon James, đứng đầu nhóm nghiên cứu thì đây là một trường hợp “khá thú vị nhưng rất khủng khiếp, các binh sĩ La Mã đã có một cái chết rất đáng sợ. Hỗn hợp này sẽ sinh ra một loại khí độc gồm lưu huỳnh dioxit - SO2 và hỗn hợp khí hóa dầu nặng. Các nạn nhân sẽ bị nghẽn đường hô hấp, ngạt, bất tỉnh và chết vì thiếu oxi”.

Theo các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu, loại khí độc này khiến các binh sĩ La Ma hôn mê gần như ngay lập tức và chết sau đó không lâu. Tuy nhiên, vì bị chết ngạt nên trước khi tắt thở hoàn toàn, có lẽ các binh sĩ Ba Tư đã phải lắng nghe những tiếng kêu gào rất thảm thiết từ quân địch, đang quằn quại bên trong đường hầm.

Ông nói thêm: “Tôi tin rằng đây là bằng chứng khảo cổ lâu đời nhất về chiến tranh hóa học được tìm thấy. Đây là khởi đầu cho một loại hình chiến tranh đặc biệt, gây nhiều tranh cãi cho đến ngày hôm nay”.

Bí ẩn quanh cuộc chiến hóa học đầu tiên

Đến nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào ghi lại cuộc vây ráp năm đó của các binh sĩ La Mã. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ đã đưa ra được lý thuyết trên sau kho lắp ghép các chi tiết đã được khai quật từ những năm 1920, 1930 cũng tại khu vực này với những gì mới tìm kiếm gần đây.

Các bằng chứng để lại cho thấy người Ba Tư đã sử dụng mọi kỹ thuật của mình khi đó để bao vây thành La Mã, bao gồm cả việc đào hầm dưới tường thành để đột nhập. Trong khi đó, những người La Mã ở thế thủ đã dùng các cọc gỗ dưới chân thành để chặn đường tấn công của kẻ thù qua đường hầm.

Không những vậy, quân đội La Mã còn cắt cử binh sĩ xuống canh gác ở các đường hầm đã được chặn song. Tuy nhiên, đây vô tình lại trở thành mồ chôn đối với các chiến binh xấu số. Năm 1930, các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác 20 lính La Mã nằm chồng lên nhau trong một đường hầm hẹp với đầy đủ vũ khí, chứng tỏ họ đã chết rất bất ngờ, không kịp phản ứng và những kẻ ra tay đã không trực tiếp giết họ.

Năm 1992, tiến sĩ James cho biết, sau khi phân tích vị trí các xác chết của binh lính La Mã, ông đã nhận ra rằng: “Quân Ba Tư sau khi giết chết các lính canh đã đục thủng các cọc gỗ chặn dưới chân thành La Mã. Sau đó xếp các tử thi ở phía cửa hầm bên trong thành, tạo nên bức tường xác, ngăn không cho quân La Mã trong thành phản công. Trong khi đó, quân Ba Tư ở ngoài thành sẽ phá hủy chân tường thành, tạo đường tấn công vào bên trong sau nhiều ngày vây ráp không hiệu quả”.

Vén màn bí mật cái chết lạ

Lúc này, nguyên nhân cái chết của các binh sĩ La Mã vẫn chưa thể giải thích. Các nhà khoa học cho rằng việc chiến đấu trực tiếp để giết 20 người trong một căn hầm rộng và cao chưa đến 2m, dài khoảng 11m với trang bị vũ khí đầy đủ là không thể. Các binh sĩ đã bị giết bởi cái nhẹ nhàng và âm thầm hơn.


Những phế tích còn lại ở thành phố nơi xảy ra cuộc chiến hóa học đầu tiên của loài người

Các nhà khoa học đã dày công tìm kiếm và cuối cùng đã phát hiện dấu vết của tinh thể lưu huỳnh và nhựa đường ở đầu đường hầm bên ngoài thành, nơi các binh sĩ Ba Tư kiểm soát. Nghi vấn đã khiến họ nghĩ tới khả năng những chất hóa học trên đã được đốt và đây cũng chính là mấu chốt để họ tìm ra trận chiến hóa học đầu tiên trong lịch sử.

Tiến sĩ James nói các binh sĩ Ba Tư đã đặt lò than và ống thổi, đưa khói vào bên trong thành. Khi các binh sĩ La Mã lao vào hầm để tìm cách ngăn chặn luồng khí, họ đã dính bẫy của quân địch. Quân Ba Tư nhanh chóng cho thêm lưu huỳnh và nhựa đường vào bếp than, các khí độc đặc quánh được sinh ra sau các phản ứng hóa học, theo luồng gió bay về phía quân La Mã, làm họ hi sinh chỉ trong ít phút vì ngạt thở.

“Đây có lẽ là nguyên nhân hợp lý nhất để trả lời cho cái chết của những binh sĩ La Mã trong một không gian hẹp như vậy dù không hề bị mất vũ khí. Trước đây, đã có những văn bản nói người Hy Lạp cổ có dùng khói để tấn công quân địch, tuy nhiên, đây là bằng chứng vật lý cổ đại nhất từng được khám phá về việc sử dụng khí độc làm vũ khí”, tiến sĩ chia sẻ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm