| Hotline: 0983.970.780

Tháng Giêng ở làng lúa, làng hoa

Thứ Ba 02/03/2010 , 10:31 (GMT+7)

làng lúa làng rau cũ, đa phần đã lên đô thị mới, in ít ruộng còn lại, kẹp giữa các khu đô thị, không còn mương tưới mương tiêu, trở thành đất bỏ hoang cỏ dại…

Bây giờ hoa đã về làng lúa làng rau. Những vạt hoa cuối vụ tưởng canh cánh trong lòng người trồng hoa, nỗi buồn vụ hoa Tết “hái ra tiền” đã lỡ, nhưng ngờ đâu, những vạt hoa muộn lại cứu cho người trồng hoa vụ hoa nồm đổ đi trước Tết. Còn làng lúa làng rau cũ, đa phần đã lên đô thị mới, in ít ruộng còn lại, kẹp giữa các khu đô thị, không còn mương tưới mương tiêu, trở thành đất bỏ hoang cỏ dại…

Chuyện ở làng hoa…

“Làng lúa làng hoa”, bài hát của nhạc sỹ Ngọc Khuê về vùng đất ngoại thành huyện Từ Liêm (Hà Nội) năm xưa. Ngày ấy làng hoa tập trung ở các xã Nhật Tân, Phú Thượng, Tứ Liên, Xuân La, còn vùng lúa là các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Mễ Trì, Xuân Phương, Tây Mỗ , Đại Mỗ; vùng rau là các xã Minh Khai  Phú Diễn, Tây Tựu, Mai Dịch, Dịch Vọng, Mỹ Đình, Yên Hoà, Trung Hoà, Nhân Chính, Trung Văn…

Bây giờ thì vùng đất làng lúa làng hoa huyện Từ Liêm đã có nhiều thay đổi, các xã Nhân Hoà, Trung Hoà, Nhân Chính đã trở thành khu đô thị mới Nam Trung Yên. Một phần của xã Mỹ Đình, Mễ Trì thành khu đô thị Mỹ Đình, nhiều xã được nhập về quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, chỉ còn lại số ít xã thuộc về huyện Từ Liêm. Làng hoa ở huyện Từ Liêm xưa, vùng Nhật Tân, Phú Thượng nay đã nhường chỗ cho khu đô thị Nam Thăng Long. Đất làng lúa, làng rau, cũng nhường dần cho các khu đô thị mới.

Tháng Giêng này ra đất ngoại thành huyện Từ Liêm, tôi lạc về làng hoa Tây Tựu. Vốn là làng rau nổi tiếng nhưng đã hơn 20 năm, sau sự chuyển đổi của cơ chế thị trường, làng hoa Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng, Tứ Liên, gần như hết đất trồng hoa thì làng rau Tây Tựu lại chuyển đổi từ vùng rau thành làng hoa nổi. Cứ nghĩ sau Tết thì làng hoa sẽ thưa vắng các vườn hoa, bởi người dân đã tập trung cho vụ thu hoạch hoa hái ra tiền trước Tết. Thế nhưng tôi vẫn gặp những vườn hoa nở trễ. Cứ nghĩ những vườn hoa nở trễ là nỗi buồn canh cánh trong lòng người trồng hoa, khi mùa thu hoạch hoa “hái ra tiền” trước Tết đã qua.

Tết năm nay thời tiết nắng ấm kéo dài khiến các vườn đào vườn vườn mai nở sớm. Quanh năm chỉ trong chờ một vụ hoa Tết, khiến các chủ vườn nhìn hoa đua nở mà lòng héo hon hon. Đến làng hoa Tây Tựu mới hay, người dân ở đây vốn nhiều toan tính, lo xa. Biết trồng hoa đào có thế thắng lớn nhưng cũng thế trắng tay, thế nên cả làng cả xã, chỉ trồng hoa cúc hoa, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly… rất ít tìm được một vườn đào, vườn quất. Do vậy vụ hoa Tết năm nay, cả làng cả xã không phải rơi vào cái cảnh, nhìn hoa thắm nở mà lòng héo hon. Thế nhưng đã tính không trồng đào, trồng mai, dân Tây Tựu cũng không tránh khỏi cái nắng ấm kéo dài khiến muôn hoa đua nở, rớt giá thảm thương.

Tôi không biết chuyện ấy, bởi sáng 30 Tết ra chợ mua hoa hồng, lên tới 5-7 ngàn đồng/bông, còn cúc vàng cũng không dưới 5 ngàn đồng/bông. Cứ giá ấy mà tính, thì làng hoa Tây Tựu có thể thắng to. Vì thế ra Giêng, ra làng hoa, gặp người d.ân đang thu hoa cúc muộn, tôi xuống ruộng hỏi mua, bà Đinh Thị Thành đội 5 xã Tây Tựu, bán cho tôi 1 chục cúc tím giá 5000 ngàn đồng, thấy giá hoa đã hạ, tôi mua liền 30 bông. Mua hoa rồi mới hỏi thăm, chuyện làng hoa. Chị Thành cho hay, nhà có 5 sào ruộng thì 4 sào trồng hoa hồng, còn nửa sào trồng rau, nửa sào trồng cúc tím. Trước Tết nhà chị không có hoa cúc bán bây giờ mới được thu hoạch. Cũng may nửa sào cúc bây giờ thu bằng tiền 2 sào cúc bán vào dịp giáp Tết. Thì ra trước Tết nắng nóng các vườn hoa cúc của Tây Tựu đua nở dân làng hoa bán tống bán tháo không có người mua, có nhà nhổ cả sào cúc vứt lên bờ đường.

Cách khu vườn của chị Thành không xa, chị Chu Thị Thuỷ ở đội 1, đang thu hoạch cúc vàng, đóng cho đại lý chuyển vào Nghệ An. Tôi hỏi thăm, chị Thuỷ cho hay, giá cúc vàng bây giờ bán tại ruộng giá 1-1,5 ngàn đồng/bông, giá này gấp 10 lần những ngày Tết hoa nở rộ. Trước Tết gia đình chị Thủy thu hoạch 3 sào cúc không bằng bán nửa sào cúc muộn tháng Giêng. Theo chị Thuỷ thì ở Tây Tựu nhà nào cũng có những sào cúc sớm và cúc muộn, có năm cúc sớm, cúc chính vụ trúng giá, có năm thì cúc muộn lại trúng giá. Nhờ trồng nhiều lứa cúc gối nhau, nên các gia đình cũng không bị trắng tay như người trồng đào, trồng mai, đón Tết. Gia đình chị Thuỷ có 8 sào (cả ruộng mua thêm) tất cả đều trồng hoa.

Chị cho biết cả xã Tây Tựu bây giờ, đất rau đất lúa đều trồng hoa, dân trồng nhiều loại hoa, có thu hoạch quanh năm, kinh tế nhà ai cũng khá. Nếu trúng vụ 1 sào hoa cúc vụ hè, có thể thu được 20-30 triệu đồng, một năm có 3 vụ cúc (hè, đông và xuân) bình thường cũng có thể thu được 60 - 70 triệu/sào/năm. Nhìn sào hoa cúc nhà chị Thủy đang thu hoạch, đếm hoa cũng thấy tiền triệu. Thế nhưng kế đó, bên lề đường dấu vết của vụ hoa cúc nồm nhổ đi trước Tết còn chất đống theo nỗi buồn của người trồng hoa. Chị Bích ở đội 2 than thở: Nhà em trước Tết phải nhổ 1 vạn bông, giá bình quân 500 đồng/bông, mất trắng 5 triệu đồng, khoảng ngày 22-25 Tết, giá cúc bán tại ruộng 300-500 đồng/bông mà không có người mua. Ngày 25-26 Tết các đại lý cũng thôi không đóng hàng về các tỉnh, thế là cúc nở đầy đồng mà chẳng có người mua, đành phải nhổ đi để trồng lứa khác. Nhà em đây còn nhổ ít, ở khu này, có những gia đình phải nhổ cả sào mất trắng hàng chục triệu đồng…

Một ngày lang thang ở làng hoa mới hay cơ chế mới người làng hoa bây giờ đã chủ động trong sản xuất, biết trồng các loại hoa có thị trường, có giá trị cao, biết trồng hoa trái mùa trái vụ, đa dạng cây trồng, tránh được mất mùa, mất trắng vì thế đời sống người làng hoa, vẫn có thu nhập cao.

Tháng Giêng mùa hoa muộn vẫn nở thắm làng hoa làm đẹp cho cuộc đời... (còn nữa)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm