| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa yêu cầu rà soát vụ công dân 'bỗng dưng mất đất'

Chủ Nhật 21/01/2024 , 14:03 (GMT+7)

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu UBND thị xã Nghi Sơn rà soát lại quyết định giải quyết khiếu nại đối với bà Lê Thị Nghiệm.

Tại văn bản chỉ đạo, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn rà soát lại quyết định giải quyết khiếu nại của bà Lê Thị Nghiệm, tổ dân phố Liên Vinh, phường Tĩnh Hải (thị xã Nghi Sơn) xung quanh vụ việc đất giao cho ông Lê Văn Ấn (chồng bà Nghiệm) bỗng đứng tên người khác. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ có văn bản trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa đã làm việc với bà Lê Thị Nghiệm về nội dung khiếu nại liên quan tới việc xác định nguồn gốc đất, vai trò quản lý, sử dụng đối với diện tích đất 1,7ha tại thôn Liên Vinh. Sau khi xem xét hồ sơ, Thanh tra tỉnh cho rằng, trong hồ sơ giải quyết vụ việc, UBND thị xã Nghi Sơn chưa đề cập đến quyết định giao đất, biên bản giao đất rừng để sản xuất kinh doanh của Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia (nay là Hạt Kiểm lâm thị xã Nghi Sơn) cho ông Lê Văn Ấn, nên cần rà soát lại.

Về việc này, UBND thị xã Nghi Sơn cho rằng, trong quá trình thụ lý, xác minh ban hành quyết định giải quyêt khiếu nại, bà Lê Thị Nghiệm không cung cấp hai tài liệu nêu trên (quyết định giao đất và biên bản bàn giao đất rừng của ông Ấn). Trong khi đó bà Nghiệm cho rằng, do hồ sơ bị thất lạc, nay mới tìm thấy và cung cấp cho cơ quan chức năng làm căn cứ giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của gia đình bà.

Quyết định giao đất và biên bản bàn giao đất rừng cho ông Lê Văn Ấn. Ảnh: Quốc Toản.

Quyết định giao đất và biên bản bàn giao đất rừng cho ông Lê Văn Ấn. Ảnh: Quốc Toản.

Trước đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có loạt bài viết phản ánh về những bất cập, tồn tại trong việc quản lý đất đai tại phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn, trong đó nêu rõ: Năm 1992, ông Lê Văn Ấn được UBND huyện Tĩnh Gia giao diện tích đất lâm nghiệp để phát triển sản xuất lâm nghiệp và lập vườn kinh tế gia đình diện tích 1,7 ha đất trồng rừng. Cùng với quyết định trên, ông Ấn cũng được Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia, đại diện chính quyền địa phương giao đất trên thực địa tại thôn Liên Vinh.

Tuy nhiên, UBND phường Tĩnh Hải trong quá trình giải quyết khiếu nại (không đúng thẩm quyền) lại cho rằng, phần diện tích đất nêu trên là do 7 cá nhân khác khai hoang, nhưng không có căn cứ pháp lý cụ thể để khẳng định điều này. Hiện tại, một số hộ dân đã chuyển nhượng phần đất của mình cho người khác để thu lợi số tiền lớn. 

Trong khi đó, bà Nghiệm khẳng định, từ năm 1992 đến năm nay, gia đình bà quản lý và bảo vệ khu rừng này và không có tranh chấp hay mâu thuẫn với cá nhân nào. Khu vực đất rừng nói trên gia đình vẫn đang trực tiếp trông coi, bảo vệ và chưa nhận được bất kỳ thông báo, quyết định thu hồi nào liên quan tới diện tích đất rừng gia đình bà trồng từ những năm 1992.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.