| Hotline: 0983.970.780

Thành lập trung tâm công nghệ nông nghiệp tại tỉnh Thái Bình

Thứ Sáu 25/11/2022 , 12:32 (GMT+7)

Ngày 25/11 tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Công ty Cổ phần Đại Thành tổ chức lễ khai trương Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Đông Mỹ - Thái Bình.

Công ty Cổ phần Đại Thành thành lập Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Đông Mỹ - Thái Bình tại xã Đông Mỹ, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Công ty Cổ phần Đại Thành thành lập Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Đông Mỹ - Thái Bình tại xã Đông Mỹ, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phun thuốc, gieo giống, rải phân chỉ vài phút/ha

Ngày 25/11 tại xã Đông Mỹ, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Công ty Cổ phần Đại Thành đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Đông Mỹ - Thái Bình.

Ông Nguyễn Đức Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Thành cho biết, mục đích Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp được thành lập tại tỉnh Thái Bình - địa phương được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp của khu vực ĐBSH là hướng đến phục vụ bà con nông dân các dịch vụ công nghệ trong nông nghiệp như máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo giống, rải phân bón…

Ông Nguyễn Đức Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Thành phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Nguyễn Đức Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Thành phát biểu tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ hỗ trợ cho người dân các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, bảo trì máy bay không người lái; trạm giám sát nông nghiệp thông minh gắn với truy xuất nguồn gốc; cung ứng phân bón hữu cơ vi sinh, hạt giống nông nghiệp…

Ông Nguyễn Đức Trường cho biết, nếu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bà con nông dân sẽ được lợi rất lớn. Nếu như trước kia, việc phun thuốc BVTV được triển khai bằng phương tiện mặt đất sẽ mất khoảng 3 - 4 giờ cho 1ha thì với máy bay không người lái sẽ chỉ mất từ 3 - 5 phút cho 1ha.

Với máy bay không người lái, người dân sẽ chỉ mất từ 3 - 5 phút để phun thuốc BVTV cho 1ha lúa. Ảnh: Phạm Hiếu.

Với máy bay không người lái, người dân sẽ chỉ mất từ 3 - 5 phút để phun thuốc BVTV cho 1ha lúa. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Còn với công tác gieo hạt giống và rải phân, nếu như trước kia bà con gieo sạ và rải phân bón trên 1ha mất khoảng vài tiếng thì với máy bay không người lái sẽ rút gọn chỉ còn vài phút. Qua đó, tiết kiệm thời gian, chi phí, đặc biệt trong thời điểm việc thuê nhân công ngày càng khó khăn”, ông Nguyễn Đức Trường chia sẻ.

Kỳ vọng trung tâm cơ giới hóa vùng ĐBSH

Phát biểu tại chương trình, ông Vũ Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công là phải triển khai cơ giới hóa đồng bộ. Thời gian qua, Công ty Cổ phần Đại Thành nói riêng và các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung đã đẩy mạnh việc phát triển lĩnh vực cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Ông Vũ Văn Tiến phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Vũ Văn Tiến phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Cùng với ĐBSCL, ĐBSH là một trong những khu vực quan trọng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp ở khu vực này phát triển, không thể không thực hiện cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch”, ông Vũ Văn Tiến nhấn mạnh.

Theo ông Tiến, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT đặc biệt quan tâm đến vấn đề cơ giới hóa trong nông nghiệp. Ngày 20/7/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hoá nông nghiệp và Chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2030, trong đó rất nhiều cơ chế, chính sách sẽ ưu tiên việc phát triển cơ giới hóa.

Để nền nông nghiệp ở khu vực này phát triển, không thể không thực hiện cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để nền nông nghiệp ở khu vực này phát triển, không thể không thực hiện cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Tiến cho rằng, bước đi của Công ty Cổ phần Đại Thành là bước đầu tiên trong việc phát triển cơ giới hóa tại khu vực ĐBSH. Để Trung tâm của Công ty có thể hoạt động tốt, rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khác và bà con nông dân địa phương.

“Với vai trò là đơn vị đầu tàu, tôi hi vọng Công ty sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương, thành lập được trung tâm cơ giới hóa của vùng ĐBSH”, ông Vũ Văn Tiến bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Đức Trường, thực tế cho thấy, để triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất một cách hiệu quả, người dân cần tích tụ được ruộng đất, đồng thời tham gia vào các HTX, tập hợp được diện tích sản xuất lớn để có thể gieo giống, phun thuốc, rải phân cùng một thời điểm.

“Nếu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, người dân cần triển khai một cách triệt để từ đầu vụ đến cuối vụ để sản xuất không bị nhiễm hóa chất, gia tăng chất lượng nông sản”, ông Nguyễn Đức Trường cho hay.

Xem thêm
Thành lập hợp tác xã để nâng tầm giá trị cầy vòi hương

QUẢNG NAM Từ một hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi cầy hương đã lan rộng ra toàn xã với hàng trăm hộ nhờ giá trị kinh tế cao mà loài vật này mang lại.

Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.