Sạp bán thịt lợn tại chợ truyền thống ở Trung Quốc. |
Chỉ số lạm phát của Trung Quốc đã vượt mốc của Chính phủ lần đầu tiên trong vòng 1 thập niên, ngoài nguyên nhân chính do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung còn có sự góp phần quan trọng của giá thịt lợn tăng mạnh sau đợt dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trên cả nước.
Thịt lợn là mặt hàng thực phẩm tối quan trọng ở Trung Quốc do thói quen tiêu dùng của người dân nước này. Sức tiêu thụ thịt của Trung Quốc rất lớn, để dễ hình dung có thể so sánh tương đương với nhu cầu bình quân 26kg thịt bò của một người Mỹ hay 18kg của một người Anh.
“Giá thịt đã tăng 125% từ hồi tháng 7”, chuyên gia tư vấn Rupert Claxton từ tổ chức Girafood cho biết. Theo số liệu chính thức, tỷ lệ lạm phát đã tăng 3,8% vào tháng 10, vượt mốc 3% của Chính phủ.
Zhu Zhenchun, chủ một nhà hàng ở thành phố Thâm Quyến nói với tờ Observer (Anh): “Mỗi tháng chúng tôi phải chi thêm 1 vạn tệ vì thịt tăng giá, tương đương với lương tháng của 2 nhân viên. Ai cũng biết tình hình kinh doanh hiện khó khăn và hy vọng nó có thể giảm bớt từ sau tết. Nếu không, việc kinh doanh sẽ bị thách thức”.
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc tăng mạnh thời gian qua. Số liệu đến tháng 9 cho thấy, cùng kỳ năm ngoái nước này nhập 94 triệu kg thịt lợn, nhưng đến năm nay con số này đã là 161 triệu kg. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đang gấp rút đàm phán với Brazil, Ailen và một số nước khác để tìm nguồn cung bù đắp thiếu hụt trong nước. Hai tuần trước, Trung Quốc cũng phải dỡ lệnh cấm nhập thịt lợn Canada, vốn được ban hành khi hai nước xảy ra căng thẳng quanh vụ bắt một lãnh đạo của tập đoàn Huawei.
Sức hút về cầu của thị trường khổng lồ Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến các nơi khác. Tại châu Âu, giá thịt đã tăng 35% so với hồi đầu năm. “Vấn đề không có gì khó hiểu, tổng lượng thịt lợn trên thị trường xuất khẩu toàn cầu chỉ khoảng 8 triệu tấn, mà riêng Trung Quốc lại đang thiếu tới 24 triệu tấn. Thế giới không còn đủ nguồn cung cho nhu cầu này”, chuyên gia Claxton nhận định.
Mỹ, Đức và Đan Mạch là 3 nhà xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới hiện nay. Ba nước này này đều đã lập hàng rào kiểm dịch nghiêm ngặt nhất để chăn dịch xâm nhập. Đức và Đan Mạch còn sử dụng đến hàng rào biên giới cứng để ngăn lợn hoang, như Đức đang lo ngại vì dịch đã đến sát biên giới giữa họ với Ba Lan.