| Hotline: 0983.970.780

Thế giới nghĩa trang kỳ bí: Bài 1 - Nghĩa trang cheo leo vách núi

Thứ Năm 06/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Nghĩa trang treo vách núi, nghĩa trang dưới đáy biển hay nghĩa trang dành cho Dracula, đều là những nơi an nghỉ cho người chết vô cùng đặc biệt trên thế giới.

Bộ tộc Igorot tin rằng đặt người chết vào quan tài treo nơi vách núi là cách đưa họ tới gần hơn với thiên đường và linh hồn tổ tiên.

15-18-41_1
Những quan tài treo vách núi ở Sagada, Philippines. Ảnh: Inquirer.

Người Igorot là một bộ lạc bản địa sống ở huyện Sagada, tỉnh Mountain trên đảo Luzon, Philippines. Họ thực hành một phong tục mai táng độc đáo, ở đó, người chết được đặt trong những chiếc quan tài treo hoặc đóng đinh vào vách núi. Tục lệ này dường như ra đời từ 2.000 năm trước. Dù vậy, chưa rõ liệu trong số những quan tài đang treo trên vách núi ở Sagada hiện nay có chiếc nào đạt tới 2.000 tuổi hay không, theo Ancient-Origins.

Quan tài được cho là do những người già tự đóng trước khi chết. Nếu một người quá yếu hoặc do bệnh tật mà không thể đóng quan tài, con trai hoặc người thân trong gia đình sẽ thay họ đóng. Khi một người qua đời, thi thể sẽ được đặt trong quan tài theo tư thế như trong bào thai. Điều này bắt nguồn từ niềm tin rằng một người nên rời khỏi thế giới trong đúng tư thế mà họ đã đến với thế giới.

Quá trình đưa người chết tới nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra khá dài. Đầu tiên, người quá cố được đặt vào một chiếc “ghế tử” bên trong nhà của họ. Chiếc ghế nhìn thẳng ra cửa chính để họ có thể “chào đón” khách tới thăm. Thi thể được bọc lá mây và hun khói để bảo quản và xua đi mùi hôi thối. Quá trình trên kéo dài trong khoảng vài ngày.

Sau khi được cuộn trong chăn và buộc một lần nữa bằng lá mây, một đám rước sẽ diễn ra để đưa thi thể tới vách đá. Trong quá trình rước, những người tham gia đưa đám sẽ cố gắng chạm vào thi thể với niềm tin rằng được dính máu người quá cố là điều may mắn và nhờ thế, họ sẽ có những kỹ năng của người đã khuất.

Chỉ những người già mới được an táng theo cách treo trong quan tài trên vách núi bởi theo quan niệm của tộc Igorot, thi thể người chết trẻ sẽ mang đến điều không may.

Khi tới địa điểm mai táng, thi thể sẽ được đặt vào quan tài rồi buộc hoặc đóng đinh lên vách đá. Người ta cho rằng việc treo xác người quá cố lên vách núi sẽ giúp họ đến gần hơn với thiên đường và linh hồn tổ tiên. Người càng có địa vị trong bộ lạc sẽ được treo càng cao trên vách núi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giả thuyết khác liên quan tới tập tục kỳ lạ này.

Chẳng hạn, theo nhiều ý kiến, người Igorot biết thi thể sẽ phân hủy nhanh hơn khi được chôn dưới đất. Vì thế, họ quyết định treo thi thể trên vách núi để làm chậm quá trình phân hủy. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nếu đem chôn, thi thể có thể bị thú hoang ăn hoặc quấy phá. Hơn nữa, vào thời kỳ mà săn đầu người vẫn còn là một tập tục phổ biến, việc chôn xác người dễ biến họ trở thành mục tiêu bị săn trong khi treo thi thể trên vách núi đảm bảo an toàn hơn.

Dù đây là một tập tục mai táng kỳ lạ, thu hút nhiều sự quan tâm, vẫn còn không ít câu hỏi liên quan tới nó chưa được trả lời. Ví dụ, tục treo thi thể trong quan tài trên vách đá được khẳng định là có từ 2.000 năm trước nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh điều này.

Vào thời cổ đại, tập tục mai táng thường đi liền với tín ngưỡng hoặc niềm tin tôn giáo, vì vậy, theo giới chuyên gia, người Igorot có thể còn có nguyên do khác bắt nguồn từ hệ tư tưởng khi thực hành tập tục treo quan tài trên vách núi, bên cách những lý do thực tiễn đã nêu ở trên. Song vì thiếu các bằng chứng văn bản, những lý do đó không được lưu lại và người hiện đại chỉ có thể suy luận để đoán.

Có khả năng tục treo quan tài trên vách núi bắt nguồn từ các bộ tộc phía nam Trung Quốc như tộc Bo hay tộc Guyue. Một số quan tài này có thể có từ thời nhà Chu (1027 – 777 trước Công nguyên). Sự tiếp xúc giữa hai dân tộc dường như đã giúp tập tục truyền từ Trung Quốc sang Philippines.

Một câu hỏi hấp dẫn hơn là vì sao họ lại thực hành tập tục mai táng này. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, người Bo tin rằng việc đặt quan tài ở nơi cao ráo sẽ mang tới điều tốt lành. Thêm vào đó, những khó khăn ở thế giới trần tục đã thôi thúc người Bo hướng tới mục tiêu tìm kiếm một thế giới bên kia yên bình và tĩnh lặng hơn. Treo quan tài trên vách núi được cho là sẽ mang đến cho người đã khuất cảm giác yên bình mà họ mong mỏi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm