| Hotline: 0983.970.780

Thế là mẹ đã ra đi khi con chưa tìm được mộ anh!

Thứ Ba 26/07/2011 , 20:01 (GMT+7)

Mẹ ơi! thế là đứa con của mẹ hy sinh vì dân tộc đã 40 năm vẫn còn nằm lại nơi chiến trường...

 

    Tôi còn nhớ vào một buổi sáng năm 1971, trước lúc anh tôi lên đường nhập ngũ, thời bấy giờ cả làng xóm Hạ, xã Thạch Hạ, Thạch Hà (nay thuộc TP Hà Tĩnh) ai cũng nghèo, nhà tôi thuộc diện nghèo nhất vùng nên mẹ tôi chẳng có gì để tổ chức liên hoan tiễn anh.

Trước lúc lên đường, anh tôi cứ loay hoay vì thèm một điếu thuốc lá. Anh bảo tôi, em sang nhà bên xin cho anh điếu thuốc, tôi vội vã chạy, vừa chạy vừa thương anh, chạy quanh nhà này sang nhà khác vẫn không xin nổi điếu thuốc lá sợi cho anh do vì mọi người vắng nhà đi sơ tán.

Trở về nhà, tôi không còn được gặp anh nữa bởi anh đã ra đi và cũng từ đó anh đi mãi không về. Mẹ ơi! thế là đứa con của mẹ hy sinh cho công cuộc giải phóng dân tộc, đã 40 năm anh vẫn còn nằm lại nơi chiến trường. 40 năm mong ngóng đợi chờ, đôi mắt của mẹ đã mờ đục dần, mẹ thường hỏi tôi: “Đã tìm được mộ anh về chưa con”. Và rồi thế là một ngày đầu tháng 7 năm 2010 mẹ cũng vĩnh biệt ra đi khi tôi chưa tìm được mộ anh.

        Tháng 7 này mẹ tôi tròn một giỗ và anh trai tôi cũng tròn 40 giỗ, ngày Thương binh Liệt sỹ cận kề, nhớ anh, nhớ mẹ vô cùng, bởi khi còn sống mỗi lần sắp đến ngày Thương binh- Liệt sỹ mẹ lại bảo tôi, mở bài hát “Lòng mẹ” cho mẹ nghe. “Con đi cách biệt phương trời-biết có ngày nào con trở lại, Đường xưa mẹ già ra đứng ngóng-Mòn mỏi trông con đến bao giờ”.

Mỗi lần ca sỹ Ngọc sơn cất giọng hát cũng là mỗi lần mẹ tôi khóc anh nhiều bởi tâm trạng của mẹ là: “Mẹ già chờ con ngồi đếm lá rơi- Đếm bao nhiêu lá mà con chưa về”…

Mỗi lần mẹ khóc tôi cũng không sao cầm nổi nước mắt, tôi cố động viên mẹ mong mẹ nguôi ngoai để giữ gìn sức khỏe tuổi già bằng cách nói dối để mẹ yên lòng là: “Đội quân quy tập họ sẽ tìm được mộ anh, mẹ cứ yên lòng đi đằng nào sớm muộn họ cũng tìm được mộ anh thôi mẹ ạ”.

        Với sự chủ động của mình, hàng chục năm trời tôi lần mò tìm được người đồng đội cũ cùng chung chiến hào với anh tôi còn sống sót trở về, biết tôi là em trai của anh Nguyễn Xuân Hòa, mặc dù anh trở về nhưng không còn nguyên vẹn được như người thường nữa, nhưng anh vẫn mừng mừng tủi tủi kể cho tôi nghe.

Năm đó là năm chiến tranh ác liệt, nhập ngũ, ra Nam Đàn tỉnh Nghệ An sau 3 tháng huấn luyện, cả Đại đội cấp tốc hành quân đi bộ suốt ngày đêm hàng mấy tháng trời, vào đến chiến trường cả Đại Đội chỉ  còn lại mươi lăm người trong đó có anh tôi. Bởi trên đường hành quân, kẻ hy sinh vì bom đạn, người chết do sốt rét, bệnh tật hoành hành. Tất cả họ đã ngã xuống nơi chốn Trường Sơn hiu quạnh.

Ngồi đăm chiêu lặng lẽ, mắt anh nhìn về một cõi xa xăm hồi lâu như cố lục lại trí nhớ để kể tiếp cho tôi nghe. Anh nói: Khi vào đến chiến trường, cả đơn vị phải chia đều mỗi tốp 3 người, phòng khi 3 người này hy sinh còn có 3 người khác để lo toan cho nhau. Anh tôi cùng chung tốp với anh Trần Khắc Áo, quê ở Hải Dương và anh Nguyễn Huy quê ở Nghệ An. Trong lúc cả 3 anh em đang xúm chia nhau miếng lương khô, bỗng pháo giặc trút xuống xối xã, cả 3 người trong tốp anh tôi hy sinh, đồng đội gom nhặt chia 3 phần máu thịt, gói vội vào tấm ni lông chôn dấu trong rừng, tiếp tục quân hành.

         Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng dư âm của chiến tranh vẫn còn đó, hàng vạn người mẹ Việt Nam Anh hùng vẫn còn mòn mỏi chờ con, chờ mãi mà con chưa về. Thế là mẹ ơi!.

                                         Hà Tĩnh những ngày tháng 7 năm 2011

             

                                                               

        

          

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm