| Hotline: 0983.970.780

Thêm cảnh báo nóng về trí thông minh nhân tạo

Thứ Năm 24/08/2017 , 11:10 (GMT+7)

Hơn 100 chuyên gia hàng đầu thế giới về robot vừa hối thúc Hội đồng Nhân quyền LHQ phải có hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự phát triển đáng báo động của các loại robot giết người.

Robot tự hành có thể gặp những sự cố theo những cách chúng ta không mong muốn

Theo BBC, trong bức thư tập thể của các nhà khoa học gửi lên LHQ, các nhà lãnh đạo của mạng lưới trí thông minh nhân tạo (AI), trong đó gồm có cả các tỷ phú công nghệ như Elon Musk (đồng sáng lập hãng Tesla), ông Mustafa Suleyman (đồng sáng lập Google Deepmind) đều cho rằng, nguy cơ chết người của cuộc cách mạng lần thứ ba “đang được bảo hộ”.

Nội dung bức thư kiến nghị cũng đồng tình ví loại hình công nghệ giết người này chẳng khác nào chiếc hộp Pandora trong thần thoại Hy Lạp- khi đã mở ra rồi thì khó có thể đóng lại nổi. Ngoài ra, 116 vị chuyên gia này cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế, dư luận hãy gây sức ép ban hành một lệnh cấm sử dụng AI trong hoạt động quản lý các loại chất dễ cháy nổ rất dễ gây thương vong cho con người.

"Nếu không lên tiếng thì nguy cơ sẽ rất khó lường bởi đây cũng có thể coi là một dạng vũ khí của khủng bố, là mối đe dọa với văn minh nhân loại vì một khi nó đã bị lợi dụng và vận hành theo cách không mong muốn thì không biết điều gì sẽ xảy ra”, bức thư viết.

Trước đó, từng có rất nhiều các nhà khoa học lên tiếng về “lỗi đạo đức” của loại hình công nghệ robot, từng gây ra rất nhiều cái chết thương tâm và kết cục đến nay vẫn chưa được phân giải. Hồi năm 2015, trên 1.000 chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học và nghiên cứu, trong đó có cả những tên tuổi như Stephen Hawking, Steve Wozniak từng có một bức thư kiến nghị tương tự. Trước sức ép từ cộng đồng các nhà khoa học, ủy ban chuyên trách về vấn đề này của LHQ đã từng có các cuộc thảo luận nhưng chưa đi đến đâu.  

Ngày 7/7/2015, nữ kỹ sư  người Mỹ 57 tuổi Wanda Holbrook đã tử nạn trong khi làm việc tại xưởng sản xuất xe hơi. "Hung thủ" được xác định là một con robot trong dây chuyền sản xuất xe hơi khi nó chạy ra khỏi vị trí tiến về phía nạn nhân rồi ghì chặt đầu xuống băng chuyền, khiến nữ kỹ sư này chấn thương nặng và tử vong. Khi đồng nghiệp phát hiện ra vụ việc thì nạn nhân đã qua đời.  Đến nay, chồng nạn nhân vẫn đang theo đuổi vụ kiện 5 công ty cung cấp robot và đòi bồi thường.

Theo các chuyên gia, robot sát thủ như là một vũ khí áp đặt, có thể lựa chọn được mục tiêu mà con người không thể can thiệp đang được nhiều ngành công nghiệp ứng dụng.

Tuy nhiên dù robot giúp con người trong nhiều công đoạn sản xuất nhưng mức độ nguy hiểm hiện chưa được nhìn nhận và đánh giá kĩ lưỡng.

Robot sát thủ là những thiết bị được lập trình để tiêu diệt mục tiêu hoặc con người. Khác với máy bay không người lái, chúng có thể hoạt động độc lập tại hiện trường.

Hiện Mỹ, Anh và Israel đã phát triển robot sát thủ nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng bởi dư luận còn đang chia rẽ.

Phe ủng hộ vũ khí tự động nói rằng chúng chỉ là những công nghệ mà con người đã biết, chúng có thể làm giảm thiệt hại về nhân mạng nhờ việc giảm số lượng binh sĩ trên chiến trường.

Tuy nhiên phía các tổ chức nhân quyền thì lập luận rằng sự hiện diện của robot sát thủ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về mặt đạo đức như: “Liệu một con robot có thể phân biệt được kẻ thù với dân thường hay không? Và nếu robot giết dân thường vô tội thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Chúng ta không thể xét xử robot nếu chúng phạm tội ác chiến tranh?"…

Giáo sư Christof Heyns, một chuyên gia về luật nhân quyền của LHQ lập luận rằng: "Robot sát thủ giúp các nước phát động chiến tranh dễ dàng hơn song lại khiến họ không thể tuân thủ luật nhân quyền quốc tế trong cuộc chiến. Ngoài ra, người ta còn có thể lợi dụng robot sát thủ để giết người mà không phải chịu tội về hành động ấy".

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm