| Hotline: 0983.970.780

Thêm một mùa dưa chuột thắng lớn ở xứ Tuyên

Thứ Tư 26/10/2022 , 11:45 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Trung bình 1ha trồng dưa chuột, nông dân Tuyên Quang thu lãi hơn 276 triệu đồng/năm, đây là năm thứ 4 liên tiếp, người trồng dưa chuột nơi đây thắng lớn.

Vụ này, gia đình bà Nông Thị Phượng, thôn Nà Khá, xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tiếp tục trồng 200m2 dưa chuột. Đây là vụ thứ 2 gia đình bà trồng theo chương trình liên kết với HTX Minh Tâm bao tiêu sản phẩm. Được sự hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất nên gia đình đã quyết định trồng xen kẽ dưa chuột với các loại rau màu khác, vừa có thêm nguồn thu nhập, vừa tận dụng được quỹ đất. Trồng dưa chuột, thời gian từ trồng đến khi thu hoạch chỉ tầm 35 đến 40 ngày, không tốn nhiều công chăm sóc.

z3825213340263_fa92f0147da897bab717fc9a3c68781c

Vụ năm nay, cây dưa chuột tiếp tục cho người nông dân ở Tuyên Quang lợi nhuận lớn. Ảnh: Đào Thanh.

Bà Phượng cho biết, vụ trước, tuy mới chỉ bắt đầu trồng thử nghiệm nhưng đã cho thu hoạch gần 1 tấn dưa chuột, giá trung bình 8.000 đồng/kg, sau khi thu hoạch được HTX đến trực tiếp thu mua, trừ mọi chi phí gia đình lãi hơn 3 triệu đồng. Vụ này, khi không phải mất chi phí đầu tư mua một số vật dụng phục vụ làm giàn, chắc chắn vườn dưa chuột của gia đình bà sẽ cho thu lãi cao hơn.

Cũng giống như gia đình bà Phượng, vụ đông này gia đình ông Tô Xuân Đức, thôn Khoai, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa trồng 400m2 dưa chuột. Đây là năm thứ 3 gia đình ông trồng dưa chuột theo mô hình liên kết với HTX Minh Tâm.

Ông Đức cho biết, vụ năm ngoái, giá dưa chuột xuống thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mặc dù vậy trừ chi phí, vườn dưa chuột cho ông thu lãi khoảng 20 triệu đồng. Năm nay, giá dưa chuột được thu mua từ 5.000 đến 8.000 đồng/kg, chắc chắn tiền lãi ông thu về sẽ cao hơn. So với trồng ngô, lúa trên cùng đơn vị diện tích, trồng dưa chuột cho lợi nhuận cao hơn gấp từ 4 đến 5 lần.

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 315ha trồng dưa chuột, với 2.239 hộ trồng; năng suất bình quân đạt 49 tạ/ha, sản lượng đạt trên 15.500 tấn; giá bán bình quân là 5.500 đ/kg, tổng doanh thu bình quân đạt trên 87 tỷ đồng.

Tại một số xã, thị trấn, cây dưa chuột đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình như xã Kim Phú (TP Tuyên Quang) trồng 3,5ha, năng suất đạt 54 tạ/ha, sản lượng đạt 189 tấn, giá bán 8.000 đ/kg, thu về trên 1,5 tỷ đồng/vụ; xã Kiến Thiết (huyện Yên Sơn) năng suất đạt 52 tạ/ha, sản lượng đạt trên 1.235 tấn; xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hóa) năng suất đạt 52 tạ/ha, sản lượng 1.560 tấn...

z3825213333680_e4db8cc7be7fc361560bb4155c79551e

So với trồng lúa, ngô trên cùng đơn vị diện tích, cây dưa chuột cho hiệu quả kinh tế gấp 4 đến 5 lần. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cho biết, giai đoạn 2020 - 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với Tổ chức Rikolto Intemational (Bỉ), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố và HTX Minh Tâm ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột với trên 50 nhóm hộ, HTX, tổ hợp tác tại 28 xã trên địa bàn tỉnh, với quy mô 315 ha/2.239 hộ tham gia.

HTX Minh Tâm cam kết ứng trước hạt giống dưa và một số vật tư như lưới, phân bón, thuốc BVTV cho các hộ nếu có nhu cầu và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm dưa chuột cho các hộ theo giá thị trường; cam kết thu mua với giá tối thiểu là 2.000 đồng/kg.

Thông qua chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dưa chuột, nông dân từng bước làm quen với phương thức trồng thâm canh cây dưa chuột, sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương, góp phần thiết thực phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang, trồng dưa chuột cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/sào (360m2), sau khi trừ chi phí còn lãi 4,9 triệu đồng/sào (so với trồng bắp cải vụ đông cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng/sào, lãi 2,4 triệu đồng/sào).

Chi phí trồng, chăm sóc dưa chuột cao hơn so với trồng cây rau bắp cải, nhưng trồng dưa chuột cho thu lãi cao hơn trồng rau bắp cải. Đặc biệt, từ vụ trồng dưa thứ hai, người dân còn tận dụng vật tư sử dụng cho vụ sau như cọc dèo, lưới..., do đó giảm chi phí đầu tư. Trồng dưa chuột người dân không mất công đi bán, bởi sản phẩm thu hoạch về sẽ được bao tiêu theo hợp đồng cam kết.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm