| Hotline: 0983.970.780

Thêm một nhà 5 tầng lún nứt, tách rời khỏi kết cấu

Thứ Ba 05/04/2011 , 14:33 (GMT+7)

Sự việc trên xảy ra tại nhà số 14, ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Ảnh chụp tại hiện trường
Vào khoảng 11 giờ trưa nay, 5/4, một ngôi nhà 5 tầng đột nhiên bị tách ra khỏi kết cấu và nghiêng nhẹ về phía trước. Phía trước vỉa hè có hiện tượng lún nứt.

Sự việc trên xảy ra tại nhà số 14, ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Hàng trăm người dân sinh sống quanh khu vực này đã được một phen náo loạn.

Cơ quan chức năng đo được, ở cách mặt đất khoảng 1m50, bức tường đã tách ra khỏi kết cấu 2,5cm. Càng lên cao, độ tách rời càng lớn.

Ông Trịnh Công An – người đứng tên chủ ngôi nhà cho biết, đây là ngôi nhà của em trai ông đang ở nước ngoài. Ngôi nhà có diện tích hơn 40 mét vuông, kết cấu được xây dựng 5 tầng, xây dựng năm 2002, móng được đóng cọc tre, đổ bè. Hiện căn nhà đang được cho một đơn vị truyền hình cáp thuê, tuy nhiên người thuê đã chuyển đi và dọn sạch đồ đạc vài ngày trước đó mặc dù chưa hết hợp đồng thuê nhà.

Vào thời điểm sự việc xảy ra, rất may không có ai sống tại ngôi nhà trên. Ngay lập tức, công an đã có mặt tại hiện trường, phong tỏa ngôi nhà và yêu cầu chủ nhà phải di dời tài sản giá trị trong ngôi nhà. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa Trần Đức Học cũng yêu cầu các bên có liên quan ứng trực thường xuyên đề phòng bất trắc.

Ông Học cho hay sẽ liên hệ trao đổi với Sở Xây dựng để tìm giải pháp khắc phục sự cố. Hiện tại, hiện trường vẫn được cơ quan chức năng phong tỏa.

Trước đó, tuần trước, một ngôi nhà 5 tầng trên phố Huỳnh Thúc Kháng cũng đổ sập, khiến hàng trăm người dân không còn chỗ ở.

Trước thực trạng về chất lượng công trình do dân tự xây đang ở tình trạng báo động, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng phải tăng cường kiểm tra, giám sát đối với loại hình nhà đặc biệt này.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm