| Hotline: 0983.970.780

Thêm một vài tư liệu về nhà văn Phan Khôi

Thứ Bảy 15/06/2019 , 07:15 (GMT+7)

Bài viết này nêu chính xác về năm mất của Lê Dư (1967) và cung cấp thêm một số tư liệu về Phan Khôi tại Hà Nội (1946).

Lê Dư mất sau Phan Khôi

Ông Phan An Sa, con trai út nhà văn Phan Khôi, trong cuốn sách “Nắng được thì cứ nắng – Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn”, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, đưa ra thông tin Lê Dư mất trước Phan Khôi và được an táng ở Nghĩa trang Hợp Thiện. Cụ thể, phần thứ tư mang tên “Vĩnh hằng Hợp Thiện – Bạc Hà” Phan An Sa viết về lễ an táng Phan Khôi tại nghĩa trang Hợp Thiện sau khi qua đời ngày 17/1/1959.

Học giả Phan Khôi (1887 – 1959).

Có một chi tiết được Phan An Sa viết về các khu mộ xây như sau: “Ở khu mộ xây này, có phần mộ ông Phan Thanh và phần mộ ông Lê Dư, đều là người nhà của ông” (tr. 618) - tức Phan Khôi.

Điều này Phan An Sa viết sai. Ông Lại Nguyên Ân, chuyên gia nghiên cứu về Phan Khôi khi trao đổi với tôi cũng dựa vào tư liệu của Phan An Sa để khẳng định Lê Dư mất năm 1957. Đáng tiếc rằng tư liệu do hai ông đưa ra đều không đúng. Điều này khiến cho nhiều người nghiên cứu về sau sẽ bị nhầm lẫn. Vì vậy, tôi thấy cần đính chính lại cho thật chính xác: Lê Dư mất năm 1967, sau Phan Khôi gần 10 năm.

Lê Dư, biệt hiệu Sở Cuồng, người xã Nông Sơn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, kết hôn với em gái Phan Khôi. Theo các tư liệu cho biết, Lê Dư từng tham gia phong trào Đông Du, sau đó bỏ cuộc và hợp tác với Pháp, về nước, vào làm việc ở phòng Chính trị thuộc Phủ Toàn quyền Đông Dương. Sau đó, ông chuyển sang Viễn Đông bác cổ nghiên cứu văn hóa, đồng thời viết trên các báo Nam Phong, Đông Tây, Đông Thanh, Hữu Thanh… Nhà nghiên cứu Trần Hải Yến viết về Lê Dư trong “Từ điển Văn học – bộ mới” (2004) như sau: “Với vốn học vấn Hán học uyên thâm, với công phu tìm kiếm tư liệu trong kho lưu trữ của Trường Viễn Đông Bác cổ, Lê Dư đã cung cấp cho người đọc, nhất là giới nghiên cứu, những thông tin quý báu đáng tin cậy…”.

Trước Phan An Sa và Lại Nguyên Ân, một số người không rõ căn cứ vào đâu đã đưa ra năm mất của Lê Dư là 1957. Điều này đã bị cháu ngoại Lê Dư là GS.TSKH Vũ Triệu Mân bác bỏ. Ông Mân cho biết, trước đó, anh trai ông là GS.VS Vũ Tuyên Hoàng đã viết rất rõ năm mất của Lê Dư là 1967.

Theo lời chỉ dẫn của GS Vũ Triệu Mân, chúng tôi đã tới nơi yên nghỉ cuối cùng của Lê Dư. Trên bia mộ gia đình lập, có ghi rõ: Cụ Lê Dư sinh 1884. Mất ngày 31/8/1967 (26-7 Đinh Mùi).
 

Phan Khôi ở Hà Nội năm 1946

Các tư liệu do các nhà Phan Khôi học (đặc biệt nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và ông Phan An Sa, con trai út Phan Khôi) công bố thì chỉ 1 lần Phan Khôi bị công an bắt năm 1946. Qua tư liệu đọc được gần đây, tôi biết thêm, Phan Khôi đã 2 lần bị công an Hà Nội bắt.

Phan An Sa viết trong “Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn”, Nhà xuất bản Tri thức, 2013:

“Ngày 12 tháng 7 năm 1946, ông tìm đến trụ sở Trung ương của Quốc dân đảng ở tòa báo Việt Nam, ở đó có Khái Hưng, thì chỉ thấy còn lơ thơ vài người và rất lúng túng, chẳng có chủ trương, đường lối gì ra hồn. Tối đó, công an ập đến triệt phá, bắt đi một số người, trong đó có ông. Tại trụ sở công an, khi lục vấn đến danh tính của ông, người ta thả ông ra ngay. Sự việc này khiến nỗi bực bội vủa ông khi mới đặt chân đến Hà Nội, nay lên đến độ phẫn uất” (tr. 303 - 303).

Trước đó, Phan An Sa cho biết: “Cho đến tháng 7 năm 1946, là lúc ông đang có mặt ở Hà Nội, ông mới chứng kiến cái Việt Nam Quốc dân đảng thật chẳng ra làm sao, nó chẳng chống Pháp chi hết mà lộ nguyên hình là một tổ chức tạp nham, hết theo Tưởng quay ra theo Pháp, chống lại Việt Minh là người chủ trương kháng chiến chống Pháp” (tr. 294).

Phan An Sa cắt nghĩa việc Phan Khôi không về quê Bảo An (Quảng Nam) với vợ con mà lên Việt Bắc theo Chính phủ kháng chiến như sau: “ông hởi lòng hởi dạ nhận ra một chân lý: chỉ có Việt Minh mới kiên định con đường chống Pháp” (tr. 294).

Trong toàn bộ cuốn sách “Nắng được thì cứ nắng - Phan Khôi từ Sông Hương đến Nhân Văn”, Nhà xuất bản Tri thức, 2013, Phan An Sa chỉ viết đúng một lần Phan Khôi bị công an Hà Nội bắt khi có mặt tại trụ sở tòa báo Việt Nam của Quốc dân đảng.

Gần đây, tôi có hỏi ông Lại Nguyên Ân xem Phan Khôi bị bắt mấy lần năm 1946, thì được ông Ân cho biết có một lần.

Phan Khôi và các văn nghệ sĩ tại Việt Bắc.

Trong cuốn sách vừa xuất bản “Phan Khôi - Tác phẩm đăng báo, in sách 1948 - 1958”, Nhà xuất bản Tri thức, 2019, lời mở đầu, Lại Nguyên Ân dẫn lại những lời tự thuật của chính Phan Khôi sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946 vài lần bị tự vệ lục soát, công an bắt giữ.

Đầu tiên là ngôi nhà ở Dốc Láng ngay đêm 19 tháng 12 năm 1946: “Tôi bị một đội tự vệ đeo gươm súng đến nơi, lục soát hành lí tôi, xé bâu áo pa-đờ-xuy của tôi ra tìm cái gì không biết, tôi cứ bình tĩnh, để mặc họ” (tr. 14).

Trước Tết Nguyên đán một ngày, Phan Khôi chạy vào Yên Hạ. “Ở Yên Hạ, tôi lại bị công an soát giấy, rồi gọi hai người vệ quốc quân đến, chĩa súng vào cạnh sườn tôi, dẫn về nhà trọ, lục soát khắp cả. Tôi vẫn cứ bình tĩnh, để mặc họ” (tr. 14).

Chừng mươi ngày sau, Phan Khôi lên Bố Hạ, “đi được chặng đường, bị công an giữ lại. Họ bảo tôi khai, tôi khai” (tr. 14).

Thử cắt nghĩa xem vì sao Phan Khôi bị công an soi xét kỹ như thế? Bởi vì ông có 2 lần bị bắt tại trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng. Cụ thể, trong cuốn sách “Lịch sử Công an Nhân dân Việt Nam, tập I (1945 – 1946)”, do Bộ Công an đứng tên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013, viết lần thứ nhất Phan Khôi bị bắt như sau:

“Trong các ngày 12, 13/7/1946, Nha Công an Trung ương, Sở Công an Bắc Bộ và Ty Công an Hà Nội đã huy động gần 200 trinh sát, cảnh sát xung phong phối hợp với một trung đội tự vệ chiến đấu đồng loạt khám xét 41 trụ sở công khai và bí mật của Đại Việt và Việt Nam quốc dân đảng, truy bắt gần 100 tên phản động, trong đó có nhiều tên nguy hiểm như Phan Kích Nam, Nghiêm Kế Tổ, Đỗ Đình Đạo, Phan Khôi…” (tr. 313).

Như vậy, lần Phan Khôi bị bắt đầu tiên này, trùng khớp với tư liệu được Phan An Sa viết (cùng với nhiều tài liệu khác viết về Phan Khôi).

Còn lần thứ hai, tôi chưa hề thấy các nhà Phan Khôi học nhắc tới. Tôi xin cứ nêu ra đây để mọi người cùng biết. Vẫn theo tài liệu trong cuốn sách của Bộ Công an xuất bản cùng năm với cuốn sách của Phan An Sa (2013), cho biết Phan Khôi còn bị công an bắt tại Hà Nội lần thứ hai vào ngày 20/10/1946, như sau:

“Ngày 20-10-1946, Sở Công an Bắc Bộ phối hợp với Ty Công an Hà Nội tổ chức khám xét tòa soạn báo Việt Nam tại 80 Quán Thánh. Bọn phản động kháng cự lại công an suốt 2 tiếng đồng hồ. Ta đã tạm giữ các tên Khái Hưng, Nguyễn Mộng Chương, Phan Khôi, Nguyễn Xuân Tùng, Vũ Đình Trí, Hưng Việt, Hồ Lê một tuần lễ, cảnh cáo, giáo dục rồi tha” (tr. 319).

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Real Madrid đã chính thức giành chức vô địch La Liga mùa giải 2023-24 sau khi chứng kiến đối thủ cạnh tranh Barcelona gục ngã trước Girona.

Quảng Trị Marathon 2024: Chốt phương án bảo đảm an toàn cho vận động viên

Sau khi thực địa đường chạy, Ban tổ chức Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa đã thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho vận động viên.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm