| Hotline: 0983.970.780

Theo chân thợ rừng lên núi săn ong vò vẽ

Thứ Ba 01/11/2022 , 06:00 (GMT+7)

Ong vò vẽ là một loại ong cực độc và hung dữ, có người bị ong vò vẽ đốt chết. Thế nhưng, vẫn có nhiều người lên rừng tìm ong vò vẽ mang về nuôi…

Empty

Anh Tống Văn Hải với những tầng nhộng ong mới bắt được. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Săn ong vò vẽ lấy nhộng, chế biến thành món ăn ngon, được người dân ưa chuộng, luôn được các nhà hàng sẵn sàng đặt mua với số lượng lớn. Vì thế, nhộng ong đã chở thành món hàng mang lại thu nhập cho người dân. Hôm nay tôi theo chân thợ rừng lên núi săn ong vò vẽ…

Khoảng 6h sáng cũng là lúc những người thợ săn ong bắt đầu sửa soạn lên rừng. Theo chân anh Tống Văn Hải tại thôn Gò Cấm, xã Vân Hội (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) chúng tôi lên núi săn ong. Chiếc xe băng băng chạy qua xóm làng, len lỏi qua từng bìa rừng, ven suối đưa chúng tôi đến chân rừng giang, nứa, bồ đề… Cuộc săn ong bắt đầu.

Để sẵn sàng cho chuyến đi săn ong trong ngày, từ chiều hôm trước anh Hải đã phải chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm cho ba người chúng tôi và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho cuộc săn ong.

Empty

Những tầng nhộng ong. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Lên một ngọn đồi mới khai thác gỗ chừng 6, 7 tháng chưa kịp trồng lại, cỏ lên xanh rì nơi ong vò vẽ thường đến kiếm mồi, vì chúng là loài ong ăn thịt. Anh Hải nói: Săn ong buổi sáng sớm thì nên đến những điểm như chỗ này để tìm ong. Những con ong đi bắt mồi thường tìm đến những bãi cỏ non nơi đây có sâu ăn lá, cào cào là món ăn ưa thích của chúng.

Dưới ánh nắng, những con ong bay ngang, bay dọc đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Với kinh nghiệm săn ong lâu năm, bằng mắt thường anh Hải cũng có thể phân biệt được đâu là con ong săn mồi, đâu là ong lấy nước. Anh bảo cách để phân biệt dễ nhất là: Những con ong săn mồi thường bay lòng vòng để tìm sâu, những con ong lấy nước thì dưới chân sẽ treo những giọt nước vo tròn để tha về tổ. Săn ong nên tìm ong đang bay kiếm mồi sẽ dễ tìm tổ hơn.

Vừa nói dứt câu thì một con ong vò vẽ bay ngang qua chỗ tôi và anh Hải đứng. Với sự nhanh nhạy và hiểu rõ tập tính của ong săn mồi anh lấy trong ba lô ra dụng cụ để câu ong. Mồi dùng câu ong thường là chuồn chuồn, cào cào, có khi dùng cả thịt lợn thái nhỏ để câu ong.

Mồi câu ong được buộc sẵn sợi chỉ cùng chiếc lông vũ của chim bồ câu hoặc miếng giấy trắng để tiện theo dõi đường đi về tổ của ong. Khu vực nào thấy ong bay lên xuống nhiều thì đấy chính là hang, tổ của chúng. Chả mấy chốc mà con ong đã bắt mồi câu của anh. Lúc con ong cặp theo miếng mồi bay đi, mắt nhìn theo hướng ong bay cũng là lúc chiếc đồng hồ trên tay anh bấm giờ. Lần đầu theo thợ săn ong, thấy vậy tôi tò mò hỏi sao lại phải bấm giờ như vậy thì anh Hải cho biết: Dùng đồng hồ để đo khoảng cách tổ ong cho dễ tìm kiếm. Những tổ ong ở gần con ong sẽ mất 1 - 3 phút rồi quay lại vị trí lấy mồi. Những con mất 4 - 6 phút tổ cách mình khoảng 2 - 2,5km. còn những con đi lâu hơn thì tổ xa khó tìm.

Đúng như lời anh nói, sau khoảng 2 phút thì thấy con ong quay lại tìm mồi. Anh bảo tổ này gần đây thôi, để một người ngồi lại tiếp tục nhử mồi cho ong về lấy, tôi cùng anh đi sang đồi cây đối diện nơi con ong tha mồi câu của anh bay qua.

Trên tay cầm chiếc ống nhòm, anh đang nhìn theo hướng con ong bay về tổ. Kia rồi, nghe anh nói tôi đoán được anh đã tìm thấy tổ. Theo hướng tay anh Hải chỉ về phía xa, tôi cầm ống nhòm nhìn theo hướng anh chỉ, phải mất một lúc tôi mới xác định được vị trí tổ ong vò vẽ treo tít trên ngọn cây. Anh bảo cuộc săn ong đã thành công một nửa, giờ công việc nguy hiểm nhất là leo lên cây và lấy nó xuống.

Đúng là đường ong bay thấy gần mà đi bộ lòng vòng phải 30 phút chúng tôi mới đến nơi. Nhìn tổ ong vò vẽ như cái cái nồi cơm điện trên ngọn cây mỡ cao 13 - 15m, tôi hỏi: Tổ ong bé vậy bõ gì mà trèo… Anh đáp: Trên cao nhìn nó vậy thôi chứ cũng 4 - 5 tầng nhộng rồi, được khoảng 3 - 4kg nhộng.

Không có đồ bảo hộ bắt ong, tôi tránh ra xa, đứng dưới bụi cây quan sát. Nhanh như sóc, chả mấy chốc anh Hải đã tiếp cận tổ ong. Nhưng con ong bắt đầu bay vòng tròn vây lấy anh như để thăm dò. Lúc mũi dao chích vào phá tan lớp vỏ bọc tổ ong cũng là lúc những tiếng lộp bộp ong lao trúng bộ đồ bảo hộ anh mặc rơi ra.

Ong bay loạn xạ, ù ù như bão, đúng là như ong vỡ tổ quả không sai, đứng xa cả chục mét mà tôi nghe rõ tiếng ong bay. Sau khoảng 10 phút anh Hải xuống và cầm tổ ong đến chỗ chúng tôi. Những con ong mất tổ vẫn đang đuổi theo đằng sau khiến chúng tôi đi thêm một đoạn xa mới dám đứng xem thành quả.

Empty

Vườn nuôi ong vò vẽ tại gia đình anh Hoàng Văn Kiên. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Ngoài việc săn ong tự nhiên, khi đi gặp những tổ ong vò vẽ hay ong bạc trán… còn nhỏ anh bắt mang về nuôi trong vườn quanh nhà.

Anh Hoàng Trung Kiên cũng là một thợ săn ong, anh tâm sự: Là một người có kinh nghiệm săn ong khoảng 10 năm, những năm trước chỉ lên núi tìm thấy tổ nào to thì bắt trước, tổ bé để cuối vụ quay lại bắt sau. Bây giờ người săn ong nhiều, khai thác mãi cũng cạn kiệt, anh chuyển sang bắt ong về nuôi. Khoảng tháng 5 anh bắt đầu lên núi tìm ong về treo các cây quanh nhà. Lúc đó tổ ong chỉ có 10 - 15 con ong thợ nên khó tìm. Mỗi ngày đi tìm bắt được 5 - 7 tổ là may mắn.

Những tổ ong nuôi trong vườn, nhờ đó mà các loại sâu hại cây trồng không còn nữa. Đàn ong phát triển rất nhanh, sau khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch. Với ong vò vẽ mỗi năm có thể thu từ 1 - 2 lứa. mỗi lứa cho 1 - 1,5kg nhộng ong. Khi cắt anh thường để lại một tầng trên cùng để chúng tái tạo lại.

Nuôi ong vò vẽ rất nguy hiểm, người lạ không biết đi vào khu vực vườn ong rất dễ bị ong đốt. Nhưng cũng nhờ có ong mà cây trồng không cần phải phun thuốc trừ sâu. Các loại gia súc như trâu, bò cũng không dám vào phá cây.

Có khoảng 100 tổ ong nuôi và đi săn hàng ngày, mỗi năm anh Kiên thu về từ 3,5 - 4 tạ nhộng, với giá bán từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu về 70 - 80 triệu đồng.

306734072_448120043989009_3723548966644335922_n

Món ăn chế biến từ nhộng ong. Ảnh: Nguyễn Tuấn Anh.

Nhộng ong có thể chế biến được các món như ong xào lá nghệ, ong xào măng chua, cháo ong… Nhộng ong trở thành món ăn đặc sản được khách ưa chuộng, nên bắt về đến đâu các thương lái đến tận nhà thu mua đến đó.

Săn ong là một nghề hái ra tiền nhưng muôn phần nguy hiểm. Trèo cây cao có thể bị ngã bất cứ lúc nào, hay sơ ý bị ong đốt dẫn đến tử vong, người nhẹ phải đi truyền dịch vì nọc ong có lượng độc khá cao.

Xem thêm
Các nhà báo đã chung tay lan tỏa 'câu chuyện Việt Nam'

Gặp gỡ báo giới đầu năm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng các nhà báo đã cùng nhau kể 'câu chuyện Việt Nam', đẹp và đáng tự hào.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cây mai vàng 60 năm tuổi được rao bán gần 6 tỷ đồng

An Giang Cây mai vàng có tuổi đời hơn 60 năm, với các thông số ấn tượng: Hoành thân 2,5m, tán rộng 5m và chiều cao lên đến 3,5m, được rao bán gần 6 tỷ đồng.