Báo cáo của ngân hàng Rabobank nhận định, những yếu tố này sẽ tiếp tục thách thức các nhà sản xuất thịt lợn trên toàn thế giới và đặc biệt khó khăn đối với những người chăn nuôi ở khu vực châu Âu (EU).
Theo đó, sản lượng thịt lợn ở EU và vương quốc Anh dự kiến sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 4 năm 2022 do áp lực biên lợi nhuận đang diễn ra gay gắt. Các nhà chuyên môn dự báo sẽ giảm ít nhất 4%, với mức giảm lớn nhất có thể xảy ra ở Ba Lan, Đức, Đan Mạch và Anh.
Tuy nhiên, giá thịt lợn xẻ trung bình của EU vẫn đứng ở mức cao, tăng 55% so với cùng kỳ trong những tuần cuối của tháng 9 năm 2022. Trong quý 4, dự kiến với nguồn cung lợn hơi lớn hơn từ Tây Ban Nha, giá thịt lợn cũng có thể giảm chút ít. Trong khi đó, lượng xuất khẩu của châu Âu sang thị trường Trung Quốc sẽ cao hơn dự kiến trong ba tháng cuối năm 2022 (so với nửa đầu năm nay), nhưng giá nội địa cao đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu. Nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng/ nhiên liệu cao hơn vào mùa đông sắp tới và cả trong năm 2023.
Tại Trung Quốc, lượng thịt lợn xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao kỷ lục 49.000 tấn- ghi nhận khối lượng hàng tháng cao nhất trong năm. Tuy nhiên nhìn chung, sản lượng thịt trong cả năm nay thấp hơn 5%, với giá trị các lô hàng giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù các hoạt động giao dịch tiếp tục phụ thuộc vào việc mở cửa thành công thị trường thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, cùng với các dịp du lịch nghỉ lễ dài ngày, ngân hàng Rabobank dự kiến tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại thị trường khổng lồ này sẽ từ 2% đến 3%, nhưng tổng lượng xuất khẩu cả năm 2022 giảm từ 3% đến 4% so với cùng kỳ.
Tại khu vực Đông Nam Á thì sao?
Theo Rabobank, tại Việt Nam dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nhưng quá trình phục hồi tái đàn vẫn đang được tiến hành. Giá heo hơi tại Việt Nam tăng mạnh trong quý 3 năm 2022, với giá heo thịt dao động trong khoảng từ 58.000 đến 62.000 đồng / kg (tương đương 2,30 đến 2,50 EUR / kg). Dự báo giá thịt lợn tại đây có thể sẽ tiếp tục tăng trong quý 4 do nhu cầu tăng theo mùa lễ tết cuối năm và đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khi GDP ở quốc gia này đạt 13,7% trong quý 3 năm 2022.
Tại Philippines: Mặc dù hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều thách thức do đại dịch ASF tái bùng phát, nhưng đàn lợn ở đây dường như đang có dấu hiệu ổn định khi đứng ở mức 9,94 triệu đầu con vào tháng 6, tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.
Theo Bộ Nông nghiệp nước này, các trang trại lợn thương phẩm đang trên đà phục hồi nhanh hơn, với số trang trại chăn nuôi công nghiệp tăng 7,7% so với cùng kỳ, thay thế và chiếm chỗ của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, vốn chỉ tăng 1,1% trong cùng thời kỳ. Giá thịt lợn bán lẻ tại Philippines cũng ổn định trong tháng 10 đầu năm, ở mức 300 peso / kg (tương đương 5,17 EUR / kg).
Còn tại Thái Lan và Myanmar -hai quốc gia đã báo cáo với tổ chức Thú y Thế giới (OIE) vào tháng 8 rằng các mẫu lợn chết có chứa virus ASF. Điều này khiến người chăn nuôi vẫn phải cảnh giác cao độ với dịch bệnh nguy hiểm.
Tại Nhật Bản, ghi nhận nhu cầu tiêu thụ thịt lợn đã tăng trở lại. Lượng thịt lợn nhập khẩu trong tháng 7 đầu năm đạt 105.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ, trong khi giá trị nhập khẩu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại xuất khẩu thịt lợn của nước này tăng mạnh trong tháng 7, tăng 13% so với cùng kỳ lên 21.000 tấn, trong khi lượng nhập khẩu từ Mỹ, nhà cung cấp tới 78% tổng kim ngạch nhập khẩu, vẫn mạnh (khối lượng + 4% so với cùng kỳ).
Còn tại khu vực châu Mỹ, chi phí thức ăn và năng lượng tăng cao cùng với những thay đổi quy định chăn nuôi mới tiếp tục hạn chế tăng trưởng sản xuất. Ngoài ra sức khỏe đàn lợn và tỷ lệ chết của lợn nái cao hơn cũng đóng một vai trò nhất định. Rabobank kỳ vọng đàn heo nái sẽ ổn định và tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023, nhưng không có sự mở rộng đáng kể trước năm 2024/25.