| Hotline: 0983.970.780

Siết chặt phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nguồn cung thịt lợn cuối năm

Thứ Năm 06/10/2022 , 07:35 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Bình Định đang đẩy mạnh tái đàn lợn để phục vụ thị trường cuối năm. Hiện đang mùa mưa bão nên người chăn nuôi cần hết sức đề phòng dịch bệnh phát sinh.

1

Bình Định tang cường công tác tiêu độc, sát trùng chuồng trại để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Từ đầu năm 2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định đã tham mưu Sở NN-PTNT Bình Định những giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. UBND tỉnh Bình Định cũng rất quyết liệt chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác này, nhất là đối với công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, các địa phương đã tăng cường công tác giám sát, quản lý chăn nuôi trong hoạt động tái đàn lợn. Đến nay, Bình Định đã hỗ trợ cho các địa phương 2 đợt với 8 tấn hóa chất để thực hiện công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh trên động vật nói chung, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, song song với công tác tăng cường giám sát bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngành nông nghiệp Bình Định cũng yêu cầu các địa phương duy trì công tác tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Cụ thể, tiêm vacxin viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò với hình thức nhà nước hỗ trợ 50% chi phí, người chăn nuôi đối ứng 50%; tiêm vacxin cúm gia cầm trên đàn gia cầm nuôi mới khép kín đủ liều, đủ mũi. Hiện ngành chức năng Bình Định đang triển khai tiêm vacxin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc đợt 2/2022.

“Hiện nay, cơ quan chuyên môn đang phối hợp với các địa phương triển khai đồng bộ công tác phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Đặc biệt, Bình Định đang vào mùa mưa bão, nên ngành chức năng đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi trên địa bàn, nhất là người chăn nuôi ở các huyện miền núi đưa trâu, bò thả rông trên núi về nuôi nhốt; che chắn, gia cố chuồng trại; dự trữ thức ăn cho đàn trâu bò; tích cực phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

Huyện Hoài Ân (Bình Định) áp dụng nhiều giải pháp để phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Ảnh: V.Đ.T.

Huyện Hoài Ân (Bình Định) áp dụng nhiều giải pháp để phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Ảnh: V.Đ.T.

Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi, đã xâm nhập vào Bình Định từ năm 2019, đến nay đã cơ bản được khống chế, nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường.

Hiện nay, trên thị trường đã có vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, thế nhưng vẫn còn trong giai đoạn tiêm phòng thử nghiệm có giám sát. Đối tượng tiêm cũng khống chế, chỉ những con có độ tuổi từ 8 - 10 tuần tuổi mới được tiêm, những đối tượng lợn khác không nằm trong diện được tiêm. Do đó, nếu người chăn nuôi muốn tiêm phòng vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn, phải được cơ quan thú y tư vấn cụ thể, đồng thời chủ động các giải pháp phòng, chống khác để bảo vệ đàn lợn.

“Trong đợt này, Bình Định không có trong diện tiêm thử nghiệm vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi có giám sát, nên người chăn nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng cho đàn lợn như: Dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, lở mồm long móng và các bệnh đỏ cho lợn. Đồng thời tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, giám sát, theo dõi để nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn. Khi lợn được tăng sức đề kháng sẽ chống chọi với các loại dịch bệnh”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Đảm bảo an toàn sinh học là giải pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi hữu hiệu. Ảnh: V.Đ.T.

Đảm bảo an toàn sinh học là giải pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi hữu hiệu. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Diệp, để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi cần chú trọng việc vệ sinh chuồng trại, tích cực tiêu độc sát trùng, đảm bảo quy trình nuôi an toàn sinh học, đó là những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Đặc biệt, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học cần thiết phải hạn chế người ngoài ra vào khu vực chăn nuôi. Người ngoài ra vào khu vực chăn nuôi phải được sát trùng, thay quần áo đang mặc, mang ủng của cơ sở chăn nuôi để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào.

“Khi xuất bán lợn, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ tuyệt đối không cho thương lái và phương tiện chuyên chở lợn đi vào khu vực chăn nuôi của mình. Bởi, thương lái rong mua lợn đi hết chuồng này đến chuồng khác, phương tiện chuyên chở của thương lái cũng vậy, nguy cơ cao đã dính mầm bệnh. Nếu để thương lái và phương tiện đi vào khu chăn nuôi khi xuất bán lợn, đàn lợn còn lại trong chuồng dễ bị lây lan dịch bệnh từ thương lái”, ông Huỳnh Ngọc Diệp khuyến cáo.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.