| Hotline: 0983.970.780

Thị trường thủy sản 'bật tín hiệu xanh'

Thứ Năm 07/09/2023 , 06:51 (GMT+7)

'Từ giờ đến cuối năm, ngành thủy sản phải làm gì? Chiến lược chỉ là xương sống, điều hành phải linh hoạt', Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói.

Lo ngại về xuất khẩu

Mở đầu cuộc giao ban tháng 8 của Cục Thủy sản diễn ra chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 8 tháng đầu năm 2023 có đà tăng nhưng không nhanh, tăng 1,9%. Về sản lượng không đáng lo ngại, nhưng quan ngại nhất là xuất khẩu thủy sản. Theo đó Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt câu hỏi, phải làm gì để xuất khẩu thủy sản đảm bảo tăng trưởng, đảm bảo nguồn nguyên liệu?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, 8 tháng đầu năm 2023, ngành thủy sản đã góp phần cho sự tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thắm

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, 8 tháng đầu năm 2023, ngành thủy sản đã góp phần cho sự tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thắm

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt hơn 5,93 triệu, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, sản lượng khai thác ước đạt hơn 2,63 triệu tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ, trong đó, khai thác biển đạt hơn 2,5 triệu tấn, khai thác nội địa hơn 123 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng ước đạt gần 3,3 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ, trong đó cá tra hơn 1079 nghìn tấn, tăng 2,3%; tôm hơn 718 nghìn tấn, tăng 4,1%.  

Đánh giá về tình hình của ngành thủy sản 8 tháng đầu năm 2023, ông Luân cho rằng, nhìn chung tăng trưởng vẫn đảm bảo nhưng xuất khẩu thì đáng lo ngại. Theo báo cáo của Cục Thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt hơn 5,68 tỷ USD, vẫn giảm 25,4% so với cùng kỳ 2023.

Tín hiệu ấm dần lên

Ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản, Cục Thủy sản cho biết, 8 tháng đầu năm 2023, tình hình khai thác chỉ ở mức cầm chừng do bị ảnh hưởng từ hiện tượng Elnino, tình trạng thiếu lao động diễn ra phổ biến nên chỉ khoảng 70 - 80% tàu cá hoạt động, còn lại không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Mặc dù vậy sản lượng khai thác thủy sản vẫn đạt hơn 2,6 triệu tấn, tuy không cao nhưng vẫn có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian tới, dù mùa mưa bão sắp đến nhưng là thời điểm vào vụ khai thác nên nhiều khả năng khai thác vẫn sẽ đạt chỉ tiêu đề ra.

Cũng theo ông Hải, đơn hàng thủy sản nói chung hiện đang giảm, nhưng đơn hàng hải sản khai thác đi Trung Quốc, Nhật Bản lại đang tăng, nhất là sau sự cố vụ Nhật Bản xả thải từ nhà máy điện hạt nhân. Dự báo thời gian tới nhu cầu thủy sản trên thị trường trên thế giới nói chung sẽ tăng, nhất là vào dịp Lễ Giáng sinh và năm mới sắp đến.

Còn theo ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản, 8 tháng đầu năm 2023, điều kiện môi trường tương đối thuận lợi, nhưng vẫn có nhiều khó khăn, đặc biệt là giá thành sản xuất cao, trong khi giá bán giảm ảnh hưởng đến tâm lý của người sản xuất.

Ông Thế Anh nhận định, thời gian tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tốt lên, nhất là khi Lễ Giáng sinh và Tết dương lịch đang đến gần. 

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đưa ra dự báo, thị trường sẽ có xu hướng khả quan hơn trong các tháng cuối năm 2023. VASEP phân tích, tháng 6, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 767 triệu USD, giảm 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tháng 7 đạt 778 triệu USD, giảm 17,5%; tháng 8 ước đạt 846 triệu USD, vẫn giảm hơn 15%, nhưng đây là mức tăng trưởng âm thấp nhất trong 6 tháng qua và doanh số cao hơn hẳn so với những tháng trước. Điều này cho thấy xu hướng tăng lên, thị trường đang dần khả quan.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, 8 tháng đầu năm 2023, ngành thủy sản đã đồng hành cùng các lĩnh vực khác góp phần cho sự tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp nói riêng và GDP nói chung.

Từ giờ đến cuối năm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 26, 42, 48 và 67. Rà soát lại tất cả đề án đã được phê duyệt xem vướng ở đâu, vướng cái gì.

Dự báo thời gian tới nhu cầu thủy sản trên thị trường trên thế giới nói chung sẽ tăng. Ảnh: Hồng Thắm.

Dự báo thời gian tới nhu cầu thủy sản trên thị trường trên thế giới nói chung sẽ tăng. Ảnh: Hồng Thắm.

Khai thác cần đặt câu hỏi tại sao giá tốt nhưng sản lượng lại nhích ít, là do vấn đề lao động, nguyên liệu hay nguồn lợi sụt giảm? Giá tốt đáng lẽ sản lượng phải tăng, dĩ nhiên không khuyến khích tăng sản lượng nhưng cần phải hiểu bản chất khai thác, đội tàu khai thác, đối tượng khai thác... Cần phân tích kỹ lưỡng đối tượng khai thác, cơ cấu khai thác, cái nào cần khuyến khích tăng, cái nào cần hạn chế. Gắn với vấn đề khai thác chính là IUU, phải tăng cường quản lý vùng tuyến, nhật ký khai thác, mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), đồng thời cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư…

Với nuôi trồng, về cơ cấu nuôi, không chỉ tập trung vào tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, mà cần phải quan tâm thúc đẩy những đối tượng còn tiềm năng phát triển được như cá mè, nhuyễn thể, rong biển, bào ngư chín lỗ… Ngoài ra, cần nâng cao sức cạnh tranh bằng cách xem lại cơ cấu giá thành, từ con giống, thức ăn, dinh dưỡng, hóa chất, khấu hao vật tư, chi phí nhân công…

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.