| Hotline: 0983.970.780

Thích ứng linh hoạt với mục tiêu bình thường mới

Thứ Năm 28/10/2021 , 09:50 (GMT+7)

Quan điểm nhất quán hiện nay là phòng chống dịch Covid-19 phải dựa vào cả khoa học và thực tiễn, lấy ánh sáng khoa học soi rọi cho thực tiễn

Nghị quyết 128 cho phép công dân có 'thẻ xanh' được tự do đi lại.

Nghị quyết 128 cho phép công dân có "thẻ xanh" được tự do đi lại.

Nghị quyết 128 của Chính phủ hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" thực sự mở ra lộ trình đáng hy vọng cho mục tiêu bình thường mới. Tại TP.HCM, nơi được xem là tâm dịch suốt 4 tháng qua, cũng bắt đầu có những chuyển động tích cực.

Tại hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025", Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng sau giai đoạn giãn cách thì đô thị lớn nhất phương Nam cần xác định rõ hai mục tiêu.

Thứ nhất, nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, khôi phục những gãy đổ chuỗi sản xuất, cung ứng, giúp những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường. Thứ hai, thúc đẩy quá trình phục hồi tăng trưởng gắn với chương trình "số hóa" và tái cơ cấu nền kinh tế.

Muốn vậy, cần nhanh chóng tập trung vào các nhóm giải pháp trên cơ sở đánh giá tổng quan hiện trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa ở TP.HCM và các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mặc dù đợt lây nhiễm Covid-19 lần thứ 4 đã gây tổn hại nặng nề nhưng mặt khác lại thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế, trong đó có thói quen người tiêu dùng, cách thức giao tiếp, kinh doanh và làm việc.

Quan điểm nhất quán hiện nay là phòng chống dịch Covid-19 phải dựa vào cả khoa học và thực tiễn, lấy ánh sáng khoa học soi rọi cho thực tiễn, từ thực tiễn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở khoa học để đạt hiệu quả cao. Do đó mỗi quốc gia đều có phương án phòng chống dịch riêng thích ứng với từng quốc gia, lãnh thổ. Ngay tại nước ta cũng vậy, không thể áp dụng cách phòng chống dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh cho TP.HCM, cũng như TP.HCM cho Hà Nội và các địa phương khác…

Vì vậy ngoài những nguyên tắc chung về phòng chống dịch Covid-19 của thế giới, những bài học kinh nghiệm về 4 làn sóng dịch tại nước ta, thì mỗi tỉnh thành dựa vào tình hình thực tế về địa lý, dân cư, năng lực y tế, độ phủ vacxin... để có những phương án thích ứng với địa phương của mình, để phòng chống dịch một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng đánh giá, tỉ lệ gần 100% người dân đã được tiêm ngừa và 72% người dân đã tiêm đủ mũi 2 vacxin cho thấy TP.HCM đã đạt được miễn dịch cộng đồng một phần, có thể sống chung an toàn với dịch. Người dân ở đây đã được bảo vệ với tỉ lệ tiêm vacxin hiện tại. Nhưng với biến chủng Delta thì tỉ lệ tiêm phải tăng lên, điều này thành phố chưa đáp ứng được. Do đó, vắc xin nhưng áp dụng các biện pháp 5K vẫn là quan trọng nhất.

Giới chuyên gia nhận định an toàn đến đâu, mở cửa đến đó, mở cửa thì phải an toàn, đó là chỉ đạo rất đúng của chính phủ. Tỷ lệ người dân ở các tỉnh thành được tiêm vacxin phòng Covid-19 là một yếu tố quyết định cho sự an toàn này. Thực tế hiện nay độ bao phủ vacxin ở các tỉnh thành chênh lệch nhau khá lớn, tập trung nhiều ở TP.HCM và Hà Nội, và một số trọng điểm kinh tế khác, do đó những nơi này có thể sống trong trạng thái bình thường mới. Còn những địa phương tỷ lệ bao phủ vacxin thấp mà áp dụng như Hà Nội và TP.HCM là không khoa học và thiếu thực tế.

Do đó những chỉ đạo từ chính phủ cho các địa phương cũng phải căn cứ theo tình hình thực tế, chứ không thể áp dụng như nhau được. Nếu không với biến thể Delta sẽ gây ra những hậu quả mà ta có thể lường trước được.

Thầy thuốc Nhân dân Trần Sĩ Tuấn lưu ý: Các địa phương đang tiến hành tiêm vacxin phòng Covid-19 cho công dân trong điều kiện vacxin về chưa nhiều. Cho nên, để đạt hiệu quả phòng chống dịch tốt, ngoài ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, nên tiêm cho lứa tuổi từ cao đến thấp: Lứa tuổi trên 80 tiêm trước, kế tiếp là 70 - 80 tuổi, sau đó là 60 - 70 tuổi và cứ tuần tự tiêm 50 - 60 …

Đối với nghề nghiệp thì ưu tiên tiêm vacxin từ những người yếu thế trước, những người lao động chân tay họ sợ đói hơn sợ dịch. Những ngành nghề mà 5K cản trở họ kiếm sống như bán hàng rong, vé số, hàng quán ven đường… Chỉ cần một người nhiễm lây cho rất nhiều người mà ta rất khó kiểm soát, truy vết… Và họ cũng không dùng điện thoại di động nên không thể quét mã QR .

Kế hoạch tiêm vacxin cho công dân dưới 18 tuổi bắt đầu được tính toán.

Kế hoạch tiêm vacxin cho công dân dưới 18 tuổi bắt đầu được tính toán.

Về vấn đề tiêm vaccin cho trẻ em 12 - 17 tuổi, đã xảy ra cuộc tranh luận với những ý kiến trái chiều giữa nên và không nên. Thầy thuốc Nhân dân Trần Sĩ Tuấn kiến nghị: “Theo tôi rất nên, vì khi ta chưa đạt miễn dịch cộng đồng thì trẻ em vẫn có thể bị nhiễm. Thực tế ở Mỹ và một số quốc gia khác kể cả Việt Nam, trẻ em với biến thể Delta vẫn bị nhiễm, diễn biến nặng và tử vong tuy tỷ lệ ít hơn các lứa tuổi khác.

Vả lại những trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng thì ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai là có thật. Các cháu vẫn phải đến lớp, vẫn phải sinh hoạt tập thể. Các nghiên cứu cho thấy vacxin Pfizer dùng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi đã được tiêm ở nhiều nước đạt độ an toàn cao.

Tuy nhiên khi tiêm “chất lạ” vào ta phải cân nhắc giữa lợi và hại, đừng vì một vài ca tai biến trong tỷ lệ cho phép hoặc một vài suy diễn chưa đủ cơ sở khoa học để đánh giá mà bỏ lỡ cơ hội cho con cháu mình. Bước đầu ta cũng nên thận trọng tiêm cho trẻ từ 16 - 17 tuổi trước, sau đó 15 - 16 và cứ thế hạ thấp lứa tuổi xuống… Bộ Y tế cũng cần có hướng dẫn, theo dõi phản ứng và các chống chỉ định riêng cho lứa tuổi 12 - 17. Không thể dùng qui định cho lứa tuổi trên 18 cho lứa tuổi 12 - 17 được".

Tương tự, bác sĩ Trương Hữu Khánh - Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cũng ủng hộ tiêm vacxin cho trẻ em. Việc lựa chọn vacxin như thế nào cho trẻ em cũng là điều cần lưu tâm. Vacxin cũng như các tiến bộ y khoa khác công nghệ ngày càng mới thì càng nên cẩn trọng, đặc biệt là đối với trẻ em cần lựa chọn kỹ lưỡng. Công nghệ vacxin tốt nhất nhưng kinh điển nhất đã dùng nhiều cho trẻ em thì nên chọn lựa. Bởi, hai công nghệ virus vector và mRNA có thể nói là quá mới.

Hai công nghệ tiên tiến và an toàn cho trẻ em, bao gồm công nghệ vacxin liên hợp (đây là sự kết hợp thêm một protein nào đó để bộ nhớ của hệ thống miễn dịch ghi nhớ và tạo miễn dịch bền vững. Nhiều vacxin dùng công nghệ này như HIB, phế cầu, não mô cầu…) và công nghệ tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị (dùng nhiều nhất là vacxin viêm gan B tái tổ hợp và vắc-xin cúm. Sau này lại thêm tái tổ hợp tiểu đơn vị + công nghệ nano. Công nghệ tái tổ hợp như: Novavax, Nanocovax, Abdala…).

Ở góc độ khác, Thạc sĩ Bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phân tích, trẻ em từ nhỏ đã phải tiêm phòng nhiều loại vacxin, nên các phụ huynh đã có kinh nghiệm trong việc theo dõi sau tiêm. Nên, khi tiêm vacxin ngừa Covid-19 cũng xử trí giống như các loại vacxin trước đó. Phụ huynh cũng không cần quá căng thẳng, lo lắng, việc cần làm là khi thực hiện tiêm vacxin Covid-19 cho trẻ phải theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi tiêm cần phải qua sự sàng lọc của bác sĩ xem có bệnh lý nền, dị ứng hay không. Sau khi tiêm xong cần theo dõi, biết cách hạ sốt đúng cách cho trẻ em.

Trên thế giới, trẻ em nhiều quốc gia cũng đã được tiêm vacxin phòng Covid-19. Tại Việt Nam, đã có thống kê về số lượng trẻ em mắc Covid-19 lên đến hàng chục nghìn ca, đặc biệt trẻ em có bệnh nền, béo phì, tiểu đường có nguy cơ cao. Nên, đừng chủ quan và chần chừ tiêm vacxin cho trẻ. Nếu có thể tiêm phòng thì nên tiêm, không nên lấy lý do trẻ bị bệnh sẽ ít nguy hiểm hơn mà không tiêm, bỏ lỡ cơ hội tiêm.

(Kiến thức gia đình số 42)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm