| Hotline: 0983.970.780

Thịt và sản phẩm thịt được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vào Việt Nam

Thứ Bảy 23/03/2024 , 09:53 (GMT+7)

Thịt và sản phẩm thịt trước khi được phép nhập khẩu vào Việt Nam phải qua các bước đánh giá rất nghiêm ngặt, thời gian đánh giá ít nhất 5 năm.

Hiện nay, quy định về nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật đã cơ bản đầy đủ, gồm: Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y; Luật An toàn thực phẩm (ATTP) và các văn bản hướng dẫn thi hành; pháp luật khác có liên quan; quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE/WOAH), WTO/SPS, các nước xuất khẩu.

Cán bộ kiểm dịch động vật (Cục Thú y) kiểm tra tôm hùm Úc nhập khẩu tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Cán bộ kiểm dịch động vật (Cục Thú y) kiểm tra tôm hùm Úc nhập khẩu tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Cụ thể, thứ nhất, để có thể xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt động vật vào Việt Nam, nước xuất khẩu cần cung cấp cho Cục Thú y các hồ sơ quốc gia như: Tài liệu, số liệu, thông tin về tình hình dịch bệnh; chương trình và kết quả giám sát dịch bệnh; chương trình và kết quả kiểm tra ATTP đối với sản phẩm thịt; năng lực chẩn đoán, xét nghiệm… để phục vụ việc đánh giá rủi ro nhập khẩu.

Nếu kết quả đánh giá rủi ro nhập khẩu cho thấy nước xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh, ATTP của Việt Nam, phù hợp với quy định quốc tế, Cục Thú y sẽ tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu, thống nhất điều kiện nhập khẩu, thống nhất với cơ quan thúy có thẩm quyền của nước xuất khẩu về mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu thịt vào Việt Nam. 

Thứ hai, các nhà máy giết mổ, chế biến thịt của những nước có nhu cầu xuất khẩu sang Việt Nam phải được cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra điều kiện dịch bệnh, vệ sinh thú y, ATTP.

Sau đó, gửi hồ sơ của từng nhà máy cho Cục Thú y Việt Nam để tổ chức thẩm định.

Thứ ba, Cục Thú y tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký xuất khẩu của từng nhà máy (kết hợp với kiểm tra thực tế khi cần thiết).

Nếu các nhà máy đạt yêu cầu thì mới đưa vào danh sách được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam (việc thẩm định, đánh giá được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra vệ sinh ATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu) và pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, thịt và sản phẩm thịt động vật đông lạnh trước khi được phép nhập khẩu vào Việt Nam đều phải qua các bước đánh giá trên và có thời gian đánh giá ít nhất 5 năm.

Thứ tư, việc kiểm dịch thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022, Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, tất cả các lô hàng thịt đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam đều lưu giữ ở khu vực cửa khẩu nhập và được cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.

Cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu từng lô hàng thịt nhập khẩu để xét nghiệm tác nhân gây bệnh theo quy định. Nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm yêu cầu mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa.

Việc kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh ATTP đối với sản phẩm thịt động vật, các loại khác nói chung từ nước nhập khẩu vào Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ.

Việc kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh ATTP đối với sản phẩm thịt động vật, các loại khác nói chung từ nước nhập khẩu vào Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ.

Thứ năm, hàng năm Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát và trình Bộ NN-PTNT phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện; báo cáo Bộ NN-PTNT kết quả giám sát, phân tích mẫu và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, ban hành văn bản thông báo cho các cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu; ban hành văn bản thông báo tới cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y khi mẫu giám sát không bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam.

Có thể thấy, việc kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh ATTP đối với sản phẩm thịt động vật, các loại khác nói chung từ nước nhập khẩu vào Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ theo đúng quy định.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.