| Hotline: 0983.970.780

Thông tư 06, 09 nhận được hưởng ứng tích cực từ phía doanh nghiệp

Thứ Hai 25/12/2023 , 17:56 (GMT+7)

Việc thay đổi phương pháp lấy mẫu gộp 5 mẫu đơn và xét nghiệm trên tác nhân gây bệnh trong kiểm dịch động vật đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thái Tuấn, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài: Thông tư 06, 09 nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía doanh nghiệp. Ảnh: PT.

Ông Nguyễn Thái Tuấn, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài: Thông tư 06, 09 nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía doanh nghiệp. Ảnh: PT.

Ông Nguyễn Thái Tuấn, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài, Chi cục Thú y vùng I, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau hơn một năm thực hiện Thông tư 06 và 09 đã cho thấy nhiều lợi ích thiết thực.

Thứ nhất, tính pháp lý của Thông tư càng ngày càng chặt chẽ hơn để các nhà quản lý Nhà nước và thực thi công vụ có thể kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

Thứ hai, về mặt không gian, các doanh nghiệp có thể thực hiện lấy mẫu tại cửa khẩu nhập hoặc tại kho bảo quản của doanh nghiệp. Về mặt thời gian, khi tiến hành lấy mẫu, thủ tục xét nghiệm được tiến hành nhanh hơn 1 - 2 ngày so với trước đây, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí từ 50% – 70% trong quá trình nhập khẩu lô hàng.

Khi thực hiện kiểm dịch tại cửa khẩu Nội Bài, doanh nghiệp chỉ cần cử một người đến để kiểm tra thực địa đối với những lô hàng cần lấy mẫu xét nghiệm. Còn những lô hàng nguy cơ thấp, Thông tư 06, 09 nói rõ chỉ cần kiểm tra tần suất và hồ sơ để xác nhận doanh nghiệp thông qua.

“Trước đây, khi áp dụng Thông tư 25, 35 và Thông tư 26, 36, quy định lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh vật gây hại, nhưng khi chuyển sang Thông tư 06, 09, phương pháp lấy mẫu mới đã thay đổi, lấy mẫu gộp 5 mẫu đơn và xét nghiệm trên tác nhân gây bệnh. Đây là phương pháp theo xu thế chung của thông lệ quốc tế, giúp cho quá trình xét nghiệm nhanh, chính xác và kiểm soát được tình hình dịch bệnh tốt hơn. Do đó, Thông tư 06, 09 nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía doanh nghiệp”, ông Nguyễn Thái Tuấn phân tích.

Sau một năm thực hiện 2 thông tư mới này, các cán bộ hoạt động chuyên môn tại Trạm nói riêng và cả ngành nói chung đã có công cụ pháp lý đầy đủ. Công tác thực thi được giảm thiểu so với trước đây. Tổng kết lại, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài nhận định, Thông tư 06, 09 ra đời đã tạo mọi điều kiện đầy đủ cho cả phía quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.

Cán bộ Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là động vật và gốc động vật tại kho Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Nguyên Huân.

Cán bộ Trạm Kiểm dịch động vật Nội Bài thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu là động vật và gốc động vật tại kho Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Nguyên Huân.

Chia sẻ về công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại Trạm, ông Tuấn cho biết, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có hoạt động kiểm dịch, Trạm kiểm dịch động vật Nội Bài thường xuyên hỗ trợ về mặt thủ tục, bố trí cán bộ trực 24/24.

Về mặt con người, Trạm luôn chú trọng tăng cường công tác nghiệp vụ để thực thi pháp luật về thú y, kiểm dịch. Bên cạnh đó, Trạm cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài để hỗ trợ doanh nghiệp khi có hàng hóa cần thông quan.

“Về phía doanh nghiệp, khi đến thực hiện thủ tục tại Trạm, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp tìm hiểu các văn bản pháp lý đầy đủ và trực tiếp khai báo trên Hệ thống một cửa quốc gia, tránh tình trạng thông qua các môi giới, gây khó khăn, phức tạp trong giải quyết thủ tục.

Theo Trạm trưởng Nguyễn Thái Tuấn, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật các thông tin Cục Thú y ban hành về các công ty được phép xuất khẩu vào Việt Nam và các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung trên các trang thông tin của Hệ thống một cửa quốc gia.

“Đây là 2 điều kiện tiên quyết để giảm chi phí, thời gian và rủi ro cho doanh nghiệp khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngành thú y có thể kiểm soát tốt hơn tình hình dịch bệnh theo xu thế quốc tế”, ông Nguyễn Thái Tuấn nhấn mạnh.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.