| Hotline: 0983.970.780

Thông tin dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở Cà Mau là không chính xác

Thứ Tư 13/03/2019 , 14:41 (GMT+7)

Một số tài khoản trên mạng xã hội Facebook đăng tải thông tin với hàm ý dịch tả lợn Châu Phi đã về tới Cà Mau là không chính xác. Đó là khẳng định của Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau.

Thông tin được đăng tải trên mạng xã hội Facebook (Ảnh T.M)

Sáng 13/3, ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý một số tài khoản Facebook tung tin đồn thất thiệt về dịch tả lợn Châu Phi trên mạng xã hội gây mất an ninh trật tự địa phương.

Theo ông Đen, mới đây có khoảng 2 tài khoản Facebook (FB) đã đăng tải dòng thông tin với hàm ý là dịch tả lợn Châu Phi đã về tới Cà Mau và không ăn thịt lợn nữa. Sau khi thông tin trên được đăng, có nhiều tài khoảng FB khác đã chia sẽ thông tin trên và có khoảng 2.000 tin nhắn bình luận nội dung trên.

Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau thì đến thời điểm hiện tại địa phương chưa có phát hiện ổ dịch nào, khẳng định không có dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở Cà Mau.

Liên quan đến vụ việc này, ông Dương Quốc Mỹ, Chánh văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, Sở đã giao cho Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với thanh tra Sở TT-TT thu thập chứng cứ để có hướng xử lý tiếp theo, và sẽ nhanh chóng có thông tin chính thức để dư luận trong và ngoài tỉnh không hoang mang lo sợ.

Trước đó, chiều 12/3, nhiều tài khoản Facebook đăng tải nội dung lấp lửng: “Tới Cà Mau rồi, thề không ăn thịt heo luôn”; “Thịt heo đã tới Cà Mau rồi…”. Có tài khoản còn đăng tải nội dung: “Trung Quốc với châu Phi heo chết hết rồi, phải đi nhập khẩu heo về để thịt, còn Việt Nam mình thì mua heo bệnh về bán cho dân ăn”. Chỉ trong vài giờ, có tài khoản đã có đến hàng ngàn lượt chia sẻ với hàng trăm ngàn lượt thích và bình luận tỏ ra rất lo lắng về bệnh dịch…

Trước đó, tại Bạc Liêu, có một số thông tin nghi vấn lợn phía Bắc tuồn vào địa phương này gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, Chi cục Thú y tỉnh Bạc Liêu khẳng định, đó là thông tin không có cơ sở, thiếu chính xác, gây dư luận không tốt ở địa phương, nhất là đối với hộ chăn nuôi và mua bán tiêu thụ thịt lợn.

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.