| Hotline: 0983.970.780

Thông tin về rau sau sau

Thứ Năm 14/08/2008 , 07:45 (GMT+7)

* Xin cho biết thông tin về rau sau sau? Hồ Huỳnh Liêm (hohuynhliem@gmail.com)

Theo thông tin trên mạng thì sau sau là loại rau rừng, cây thân gỗ cao, mọc tự nhiên tại một số tỉnh miền núi, đặc biệt là tại Ba Vì và Hoà Bình. Loại rau này đang được ưa chuộng tại Lạng Sơn và Hà Nội. Rau sau sau được khoanh nuôi, thu hái và đóng gói trực tiếp tại nông trại và Nhà máy thực phẩm Sannamfood, ở chân Núi Tản, Ba Vì, Hà Tây. Đây là một trong những sản phẩm đặc biệt của Sannamfood và do Senmart (C.ty CP Thương mại điện tử Sannam) độc quyền phân phối tới từng gia đình khách hàng có thẻ hội viên Senmart.

Chất lượng: Tất cả các loại rau xanh-rau rừng do Sannamfood sản xuất đều đảm bảo thoả mãn các tiêu chí rau sạch tự nhiên và rau an toàn 100% theo quy trình tự động và khép kín từ trồng trọt, thu hái, đóng gói, tới giao hàng trực tiếp từ trang trại tới tận nhà khách hàng bằng xe chuyên dùng, không qua bất kỳ trung gian nào. Cách bảo quản: Để nguyên túi trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 5-7 ngày.

Trước khi chế biến rửa  bằng nước sạch. Cách dùng: Có thể ăn sống, chấm với nước mẻ, nước cà chua sốt hay ăn với lẩu, tuỳ theo khẩu vị. Thành phần dinh dưỡng: Được xếp vào một trong những loại rau rừng tự nhiên có tác dụng tốt đối với các bệnh đường ruột, giải nhiệt… So với rau xà lách thì rau sau sau có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn.

* Xin cho biết bản chất của nốt ruồi và khả năng đánh bỏ?

Thu Đường (thuduongvan@gmail.com)

Theo BS. Bạch Long thì nốt ruồi là sự tăng sinh của các hắc tố bào. Đặc điểm của nốt ruồi thường lành tính có màu sắc đều, các mép mịn nhẵn, màu sắc và kích thước không biến đổi. Khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây cần đi khám bác sĩ: đột nhiên kích thước nốt ruồi to nhanh, biến đổi về màu sắc, da xung quanh nứt nẻ hoặc chảy nước, chảy máu. Điều trị nốt ruồi thông thường (thường chỉ định do nhu cầu thẩm mỹ) bao gồm cắt bỏ nếu nốt ruồi to hoặc đốt điện cao tần, laser. Nên thực hiện việc xóa bỏ nốt ruồi chỉ khi thật cần thiết và tránh lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ không đáng tin cậy.

* Xin cho biết thông tin về sản phẩm Protexan dùng trong bảo quản hoa quả?

Đỗ Ngọc Hoa (dopthingochoa@gmail.com)

Theo sách Kỹ thuật chế biến rau quả (NXB Khoa học & Kỹ thuật, 1982) thì Protexan là chất lỏng không mùi vị và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sau khi quả được nhúng vào dung dịch rồi để trải ra ngoài, dung dịch bốc hơi, tạo thành một màng mỏng bảo vệ quanh quả. Màng này có tác dụng giảm tổn thất khối lượng quả trong quá trình bảo quản, giảm cường độ hô hấp, làm chậm chín nên kéo dài thời gian bảo quản, bảo vệ tốt mùi, chất dinh dưỡng, vitamin, vị. Dùng thay thế cho bảo quản lạnh.

* Nha đảm là loại cây như thế nào? Tôi nghe bảo cây này là dược liệu rất tốt?

Võ Ngọc Hà (ngocha1694@yahoo.com)

Nha đảm tử là loại dược liệu còn có tên là sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, sầu đâu rừng…, tên khoa học là Brucea javanica, thuộc họ Thanh Thất Simarubaceae. Đây là loại dược liệu dùng dưới dạng quả khô có thể bảo quản nhiều năm. Vị đắng, tính hàn, có tác dụng vào kinh đại tràng. Dùng chữa sốt rét, chữa kiết lỵ, ỉa lỏng… Ngày dùng 10-20 quả. Tán nhỏ, làm thành viên 0,1g. Uống liền 3-4 ngày đến 7 ngày. Để chữa sốt rét ngày uống 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1g quả. Uống liền 4-5 ngày. Phụ nữ có thai vẫn sử dụng được. 

* Cháu muốn biết sản lượng thủy sản của nước ta so với các nước trên thế giới?

Nguyễn Thị Hoài An, Nha Trang, Khánh Hòa

Tôi chỉ có số liệu năm 2005 của FAO mà thôi. Việt Nam về sản lượng đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng về giá trị lại chỉ đứng thứ 5

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm