| Hotline: 0983.970.780

Thủ phạm giết chết ít nhất 8 triệu người mỗi năm

Chủ Nhật 09/06/2019 , 07:10 (GMT+7)

Những tác hại do khói thuốc mang lại như ung thư thì lâu nhưng với những em bé hít phải khói thuốc bị suy hô hấp thì nhanh. Hậu quả trẻ phải vào bệnh viện và không thể trở về với bố mẹ. Đây là chia sẻ của BS Nguyễn Tuấn Lâm, Cán bộ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nguy hại khôn lường

Ông Lâm cho biết: Thuốc lá có chứa tới 7.000 chất hoá học trong đó có 69 chất gây ung thư. Thậm chí trong thuốc lá có chứa cả chất ướp xác. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn cầu; tử vong do thuốc lá chiếm 1/10 tổng số ca tử vong trên toàn cầu.

21-36-17_thuoc_l
Ảnh minh họa.

Đã có rất nhiều nạn nhân không hút thuốc nhưng mắc bệnh do hút thuốc thụ động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 900.000 ca tử vong do hút thuốc thụ động, trong số đó có tới 64% là nữ.

Năm 2017, thuốc lá đã giết chết 3,3 triệu người dùng và những người tiếp xúc với thuốc lá thụ động do các bệnh liên quan đến phổi, bao gồm: 1,5 triệu người chết vì các bệnh hô hấp mãn tính; 1,2 triệu người chết vì ung thư (khí quản, phế quản và phổi); 600.000 ca tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh lao.

Hơn 600.00 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới do khói thuốc thụ động.

Một đứa trẻ nếu ở trong căn phòng có vài người hút thuốc trong khoảng một giờ sẽ hấp thụ nhiều hóa chất độc hại tương đương với một người hút 10 điếu thuốc mỗi ngày.

Trẻ có mẹ hút thuốc hấp thụ nhiều khói thuốc vào cơ thể hơn những trẻ có cha hút thuốc vì thông thường trẻ dành nhiều thời gian ở bên mẹ hơn. Những trẻ bú sữa từ người mẹ hút thuốc sẽ gặp nhiều nguy cơ nhất bởi hóa chất từ khói thuốc sẽ hòa lẫn bên trong sữa mẹ. Tác hại này cũng tương đương với hóa chất từ khói thuốc bên ngoài môi trường xung quanh bé.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc sẽ có tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường hô hấp cao hơn bình thường. Các triệu chứng sẽ trầm trọng và kéo dài hơn so với những trẻ sống trong gia đình không có khói thuốc. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ.

Càng có nhiều người trong nhà hút thuốc hoặc bản thân người đó hút thuốc nhiều, triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn. Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn. 
 

15 triệu người Việt Nam thường xuyên hút thuốc

Tiến sỹ Trần Tuấn, Trưởng ban Điều phối Liên minh NCDs-VN cảnh báo Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của nạn dịch thuốc lá: 15 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc lá. Thuốc lá cướp đi mạng sống của khoảng 40.000 người mỗi năm.

Năm 2011, chi phí trực tiếp cho khám chữa bệnh và chi phí gián tiếp do mất khả năng lao động do ốm đau và tử vong sớm do thuốc lá của năm loại trong tổng số 25 loại bệnh có liên quan đến thuốc lá đã là trên 24.000 tỷ đồng trong khi thuế thu từ thuốc lá trong năm này chỉ là 12 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam vẫn rất rẻ. Hành vi hút thuốc được xã hội chấp nhận rộng rãi. Các vi phạm về quảng cáo khuyến mại và hút thuốc nơi công cộng còn phổ biến.

Trước tác hại khôn lường từ tác hại của thuốc lá, Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay (31/5/2019), WHO phát đi thông điệp “Đừng để thuốc lá lấy đi hơi thở của bạn”.

WHO nhấn mạnh những tác hại của thuốc lá gây ra đối với lá phổi: Hơn 40% tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến thuốc lá là do ung thư phổi, bệnh hô hấp mãn tính và bệnh lao. WHO đang kêu gọi các quốc gia và các đối tác tăng cường hành động để bảo vệ mọi người khỏi phơi nhiễm với thuốc lá.

“Mỗi năm, thuốc lá giết chết ít nhất 8 triệu người trên toàn thế giới. Hàng triệu người sống với ung thư phổi, bệnh lao, hen suyễn, hoặc bệnh phổi mãn tính do thuốc lá. Lá phổi khỏe mạnh là điều cần thiết để sống một cuộc sống khỏe mạnh. Hôm nay và mỗi ngày bạn có thể bảo vệ lá phổi của mình, bảo vệ những người bạn, và gia đình của bạn bằng cách nói không với thuốc lá”, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Giám đốc WHO nhấn mạnh.

WHO cũng khuyến khích cha mẹ và các nhà lãnh đạo cộng đồng thực hiện các bước để bảo vệ sức khỏe của gia đình và cộng đồng của họ, bằng cách thông báo về tác hại của thuốc lá và bảo vệ người thân và cộng đồng khỏi những tác hại do thuốc lá gây ra.

“Việt Nam đã thông qua Công ước về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới (FCTC) từ năm 2004, tuy nhiên, đến nay hướng dẫn điều 5.3 của Công ước vẫn chưa được thực thi dẫn đến sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách y tế công cộng”, BS. Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.