| Hotline: 0983.970.780

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Thứ Năm 18/04/2024 , 07:54 (GMT+7)

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Một quả cam Cao Phong bị bệnh 'cam beo'.

Một quả cam Cao Phong bị bệnh "cam beo".

Theo đề án tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025 thì phải tái canh khoảng 1.500ha cam quýt trong đó trồng mới 670ha với giống sạch bệnh và chăm sóc đúng kỹ thuật ngay từ khâu xử lý đất.

Tỉnh Hòa Bình còn ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống sạch bệnh cho người dân.

Năm 2024, có 115 hộ trên địa bàn huyện Cao Phong đã đăng ký hỗ trợ giống để trồng trên tổng diện tích 42ha nằm ở các đội Bắc Phong, đội Tây Phong thuộc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình với hai loại giống cam lòng vàng và cam Canh.

Từ thực tế rút ra, nhiều người dân Cao Phong đã không còn trồng cam bằng mọi giá, trồng liên tục nữa bởi phải chịu gánh nặng thuốc BVTV khi cây đồng loạt mắc bệnh. Khi hết chu kỳ, họ thường chuyển đổi sang trồng cây khác họ như chuối, ngô, sau một thời gian để đất cải tạo, ngắt hết được mầm bệnh trong môi trường mới trồng trở lại cam. Ngành nông nghiệp khuyến khích các nhà vườn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP vào chăm sóc cam trong đó thiên về dùng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học, cũng như đẩy mạnh liên kết, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm chứ không chỉ dừng lại ở bán tươi. 

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.