| Hotline: 0983.970.780

Gỡ thẻ vàng IUU - Mệnh lệnh vì lợi ích quốc gia

Thủ thỉ với ngư dân, kinh nghiệm hay của Ninh Thuận

Thứ Sáu 24/03/2023 , 13:59 (GMT+7)

Một trong những giải pháp chống khai thác IUU của ngành nông nghiệp Ninh Thuận là đối thoại với chủ tàu cá và ngư dân, cách làm này đã cho hiệu quả trông thấy.

Empty

Ninh Thuận tuyên truyền, vận động ngư dân không đánh bắt vi phạm IUU theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Ảnh: M.P.

Mưa dầm thấm lâu

Theo ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, một trong những giải pháp mà ngành chức năng tỉnh này áp dụng trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp là thường xuyên đối thoại với những chủ tàu cá và ngư dân.

Qua những buổi đối thoại như vậy, ngư dân hiểu rằng, nếu Việt Nam chỉ còn 1 tàu cá đánh bắt hải sản xâm phạm vùng biển nước ngoài thì không gỡ được thẻ vàng IUU, thậm chí có nguy cơ dính “thẻ đỏ”. Nếu điều này xảy ra thì mặt hàng thủy sản của Việt Nam gặp khó khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu, lúc này đời sống ngư dân trực tiếp bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, trong năm 2022, ngành nông nghiệp Ninh Thuận còn chủ động phối hợp với báo, đài địa phương thường xuyên đăng tin, phát sóng các nội dung tuyên truyền về khai thác bất hợp pháp IUU, các quy định về xử lý hành chính đối với các vi phạm về khai thác bất hợp pháp; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên tuyền cho gần 500 lượt ngư dân về quy định của Luật Thủy sản, các nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ NN-PTNT trong công tác chống khai thác IUU…

“Nhờ vậy, ngư dân Ninh Thuận đã từng bước nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác hải sản. Do đó, trong năm 2022 Ninh Thuận không có trường hợp nào đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngư dân trong tỉnh rất tích cực thực hiện các quy định về ghi chép nhật ký, cập cảng, rời cảng và khai báo truy xuất nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.

Số lượng tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá là 813/817 chiếc, đạt 99,5%; 4 tàu còn chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được xác định là do chủ tàu gặp khó khăn về tài chính, làm ăn thua lỗ, tàu hư hỏng không thể ra khơi đang nằm bờ không hoạt động”, ông Đặng Kim Cương cho hay.

Ngành chức năng kiểm tra công tác chống đánh bắt vi phạm IUU trên tàu cá. Ảnh: M.P.

Ngành chức năng kiểm tra công tác chống đánh bắt vi phạm IUU trên tàu cá. Ảnh: M.P.

Cũng theo ông Đặng Kim Cương, hiện tàu cá ở Ninh Thuận đang được ngư dân tập trung nâng cấp máy móc máy, trang thiết bị khai thác với nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động đánh bắt thủy sản; đáp ứng thời gian khai thác kéo dài, giảm tổn thất sản phẩm sau khai thác kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tất cả các tàu cá của Ninh Thuận đã được trang bị các thủ tục giấy tờ, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị an toàn cho người, phương tiện khi hoạt động trên biển; đảm bảo thiết bị giám sát hành trình duy trì trong quá trình hoạt động khai thác trên biển.

"Thông qua công tác tuyên truyền, ngư dân đã nhận thức được tác hại của việc vi phạm vùng biển nước ngoài. Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng, rời cảng theo các khuyến nghị của Ủy ban Châu  (EC) đã có nhiều tiến bộ, đa phần các tàu đánh bắt xa bờ đều tuân thủ nghiêm túc việc khai báo, nộp sổ nhật ký khai thác”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ thêm.

Phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành liên quan

Trong năm 2022, ngành nông nghiệp Ninh Thuận đã phối hợp hiệu quả với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng các đơn vị chức năng liên quan, triển khai thực hiện Kế hoạch số 4289/KH-UBND ngày 3/10/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai đợt cao điểm chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn.

Phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tuần tra, tuyên truyền, quản lý, thực thi pháp luật trong khu bảo tồn biển; phối hợp với Đồn biên phòng và UBND các huyện ven biển trong công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và chống khai thác bất hợp pháp.

Empty

Ngư dân Ninh Thuận thực hiện báo cáo theo quy định. Ảnh: M.P.

Ngoài việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Sở NN-PTNT Ninh Thuận còn hướng tới phát triển nghề khai thác hải sản theo hướng bền vững.

Song song, công tác định hướng, sắp xếp, cơ cấu ngành nghề một cách phù hợp của được ngành nông nghiệp Ninh Thuận chú trọng, từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ các nghề khai thác, đánh bắt thiếu tính bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ; đồng thời, huy động các nguồn lực xây dựng, mở rộng cảng cá, bến cá, phát triển dịch vụ hậu cần và đa dạng sản phẩm chế biến sau khai thác, giúp ngư dân tăng thu nhập, an tâm vươn khơi bám biển. 

Ngoài ra, ngành nông nghiệp Ninh Thuận không lơ là công tác tuyên truyền các nội dung liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng áp dụng chế tài cụ thể để các tàu cá trong diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình tuân thủ nghiêm cẩn đúng quy định.

Tiếp tục quyết liệt triển khai các giải pháp tuần tra giám sát và kiểm soát hoạt động của tàu cá; thực thi pháp luật và truy xuất nguồn gốc thủy sản nhằm ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

Đối với tàu cá nguy cơ cao vi phạm IUU theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022 của Bộ NN-PTNT, các cơ quan chức năng Ninh Thuận sẽ đánh dấu giám sát và theo dõi chặt chẽ hành trình của tàu từ khi xuất cảng. Phối hợp với lực lượng chức năng các tỉnh khu vực phía Nam tổ chức kiểm tra, giám sát tàu cá xuất bến và tàu có trong danh sách có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá không duy trì kết nối hệ thống giám sát hành trình và vi phạm hành chính trên hệ thống phần mềm; xử lý nghiêm và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi có tổ chức môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp Ninh Thuận sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”.

Kế hoạch triển khai Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030. Trong đó, sẽ tập trung vào các giải pháp về công tác thông tin truyền thông; công tác quản lý đội tàu, đảm bảo giải quyết gọn thủ tục hành chính đối với tàu cá tuân thủ đúng quy định và kịp thời, thực hiện đánh dấu 100% tàu cá, 100% tàu cá trong quy định sẽ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và tổ chức giám sát tàu cá, cập nhật dữ liệu cơ sở nghề cá quốc gia, tăng cường giám sát sản lượng qua cảng…

Empty

Ngành chức năng Bình Định vào Tiền Giang vận động ngư dân không đánh bắt vi phạm IUU. Ảnh: V.Đ.T.

"Ngành chức năng phải đảm bảo xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đúng với quy định trong thi pháp luật và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Lập danh sách và khoanh vùng tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử phạt 100% hành vi khai thác IUU theo quy định… Đó là những phần việc chính chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện trong năm nay”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, chia sẻ. (còn nữa)

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành văn bản gửi 12 tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang để phối hợp quản lý tàu cá tỉnh Bình Định có nguy cơ cao vi phạm IUU. Đối với nhóm tàu cá Bình Định đã bán cho chủ tàu mới ở các tỉnh nhưng chưa sang tên (đã thu hồi giấy phép khai thác thủy sản), Bình Định đề nghị cơ quan chức năng các không cấp thủ tục xuất bến đi khai thác thủy sản, thông báo cho chủ tàu mới thực hiện việc chuyển nhượng, sang tên và đăng ký tàu cá tại tỉnh để quản lý; phối hợp, hỗ trợ đoàn công tác của tỉnh Bình Định trong công tác kiểm tra điều kiện tàu cá hoạt động đánh bắt thủy sản; kiểm tra chặt chẽ, không cho xuất bến các tàu cá không đủ điều kiện ra khơi hoạt động đánh bắt thủy sản.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất