| Hotline: 0983.970.780

Thủ tục giám định nhiễm chất độc hóa học

Thứ Ba 16/12/2014 , 08:13 (GMT+7)

Bản tóm tắt bệnh án và giấy ra viện phải được Giám đốc hoặc Phó giám đốc bệnh viện ký tên và đóng dấu.

Bạn đọc gửi từ hòm thư: nguyenhaqt@gmail.com hỏi:

Tôi có người em bị nhiễm chất độc hóa học do hậu quả chiến tranh (bố tôi bị nhiễm chất độc hóa học trong thời gian ở quân đội và đã mất năm 2013). Hiện em tôi đã được hưởng chế độ nhưng nay do bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn và mong muốn của gia đình được giám định sức khỏe cho em.

Xin luật gia nêu rõ về việc giám định của em tôi được quy định tại các văn bản nào của Nhà nước?

Trả lời:

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Thông tư liên tịch 41/2013 ngày 18/11/2013 hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động-Thương binh  và Xã hội (LĐ-TB&XH) ban hành quy định hồ sơ khám giám định y khoa như sau:

Hồ sơ giám định lần đầu: Hồ sơ khám giám định y khoa đối với đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP) gồm:

- Giấy giới thiệu của Sở Lao động-Thương binh và xã hội (Mẫu 1) ban hành kèm theo Thông tư này, do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ký tên và đóng dấu.

- Bản khai (Mẫu HH1) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-Bộ LĐ-TB&XH.

- Bản tóm tắt bệnh án điều trị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại bệnh viện của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên hoặc giấy ra viện của các bệnh viện tuyến Trung ương theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

Bản tóm tắt bệnh án và giấy ra viện phải được Giám đốc hoặc Phó giám đốc bệnh viện ký tên và đóng dấu.

 Hồ sơ yêu cầu khám giám định lại: Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Y tế hoặc thuộc Bộ LĐ-TB&XH không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK (GĐYK) thì có văn bản yêu cầu Hội đồng Giám định y khoa cấp trên khám giám định lại; đồng thời yêu cầu Hội đồng GĐYK đã khám giám định chuyển bản sao hồ sơ GĐYK của đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định lại. Hồ sơ yêu cầu khám giám định lại bao gồm:

- Văn bản yêu cầu khám giám định lại của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ LĐ-TB&XH.

- Bản sao Hồ sơ GĐYK theo quy định do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu.

 Trường hợp đối tượng không đồng ý với kết luận trong biên bản khám GĐYK thì có đơn gửi Sở LĐ-TB&XH để xem xét, giải quyết.

 Nếu Sở LĐ-TB&XH giới thiệu đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định lại thì Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng để hoàn thiện hồ sơ yêu cầu khám giám định lại. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị khám giám định lại của Sở LĐ-TB&XH, do Giám đốc hoặc Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ký tên và đóng dấu.

- Bản sao hồ sơ khám GĐYK của đối tượng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu.

Trên đây là những quy định cụ thể, bạn nghiên cứu vận dụng xem em mình thuộc trường hợp giám định lần đầu hay giám định lại để vận dụng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.