| Hotline: 0983.970.780

Thú y Hà Nội tích cực phòng chống dịch bệnh

Thứ Hai 15/07/2019 , 08:49 (GMT+7)

Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm đứng tốp đầu cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngoại trừ bệnh DTLCP thì các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm khác trên địa bàn TP cơ bản ổn định. 

Theo thống kê thời điểm tháng 4/2019, tại Hà Nội, đàn trâu, bò là 153.217 con/58.326 hộ, cơ sở chăn nuôi; đàn lợn 1.871.623 con/80.650 hộ, cơ sở chăn nuôi; đàn gia cầm 31.761.744 con/119.831 hộ, cơ sở chăn nuôi; đàn chó, mèo 466.623 con/279.559 hộ nuôi. Ngoài ra đàn dê 15.211 con/370 hộ chăn nuôi, đàn chim cút nuôi là 3.783.491 con/3.970 hộ chăn nuôi.
 

Quản lý giết mổ 

TP Hà Nội hiện có 988 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm, trong đó có 259 cơ sở, điểm giết mổ lợn. Cơ sở giết mổ lợn có kiểm soát, được chính quyền cho phép 47/259 cơ sở (18%). Số lượng lợn giết mổ bình quân 6.500 - 7.000 con/ngày, trong đó có kiểm soát khoảng trên 60%.

nh-t1104024862
Dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi-thú y Hà Nội.

Trên địa bàn Hà Nội có 1.343 chợ, điểm, hộ kinh doanh động vật, sản phẩm động vật ở nội thành, ngoại thành; có 604 siêu thị, cửa hàng tiện ích có bán sản phẩm động vật; 98 kho bảo quản trong đó có 96 kho bảo quản sản phẩm động vật làm thực phẩm và 02 kho lạnh bảo quản sản phẩm động vật không làm thực phẩm.

Với địa bàn rộng, đàn gia súc gia cầm lớn, nhiều cơ sở giết mổ nên 6 tháng đầu năm 2019 Chi cục Thú y Hà Nội đã chủ động tham mưu cho Sở NN- PTNT xây dựng Kế hoạch về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Tham mưu thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các kế hoạch quản lý hoạt động buôn bán thuốc thú y; quản lý các cơ sở SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi; xác nhận, đối chiếu tinh lợn miễn phí. Đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN- PTNT, UBND TP, Sở NN- PTNT Hà Nội.

Quản lý dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm 2019, ngoại trừ bệnh DTLCP thì các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm khác trên địa bàn TP cơ bản ổn định. Đối với dịch LMLM đã xảy ra tại 12 hộ/8 xã, thị trấn/05 huyện là Ba Vì, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ và Sóc Sơn. Tổng số lợn tiêu hủy là 131 con. Ổ dịch kết thúc vào ngày 22/01/2019.

Đối với dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 3 hộ/xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, tổng số gia cầm tiêu hủy là 2.983 con. Ổ dịch kết thúc vào ngày 30/3/2019.

Tại Hà Nội, ổ DTLCP xuất hiện đầu tiên vào ngày 23/2/2019 tại phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) đến 17 giờ ngày 30/6/2019 đã xảy ra tại 26.522 hộ/2.277 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường thuộc 24/24 quận, huyện còn chăn nuôi lợn. Đã tiêu hủy 460.613 con lợn (chiếm 24,61% tổng đàn) với trọng lượng 31.683.040 kg.

Về xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB), Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp mới Giấy chứng nhận cơ sở ATDB cho 06 cơ sở (01 trại bò, 01 trại lợn và 04 trại gà). Duy trì 41 cơ sở chăn nuôi ATDB (04 cơ sở chăn nuôi bò, 28 cơ sở chăn nuôi lợn, 08 cơ sở chăn nuôi gà và 01 cơ sở chăn nuôi dê).

Đối với các bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao. Cụ thể, đàn trâu bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 2,03%, tỷ lệ chết/ốm 1,14%. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 4,24%, tỷ lệ chết/ốm 27,96%. Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn 0,91%, tỷ lệ chết/ốm chiếm 11,65%.

Giám sát dịch bệnh

Chi cục Thú y Hà Nội, các Trạm Thú y quận, huyện, cán bộ thú y xã, phường đã duy trì nghiêm chế độ trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin dịch bệnh gia súc gia cầm, an toàn thực phẩm. Tiếp nhận và xử lý thông tin ứng phó nhanh DTLCP. Chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi. Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh và xử lý kịp thời khi có ổ dịch xảy ra.

Đã lấy các loại mẫu 1.225 mẫu swab (trong đó 745 mẫu swab gộp và 480 mẫu swab đơn), 15 mẫu phân gộp (75 mẫu đơn), 180 mẫu huyết thanh và 180 mẫu probang.

Kết quả có 02 mẫu dương tính (+) cúm A tại Thường Tín và Thanh Oai. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng được 1.800 mẫu cúm gia cầm, 270 mẫu LMLM gia súc, 97 mẫu dịch tả và 60 mẫu tai xanh. Các Trạm Thú y đã tích cực thực hiện tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch.  

Về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY thực phẩm tại các điểm giết mổ, chợ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Các chốt kiểm tra liên ngành (06 chốt), Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và Chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật duy trì hoạt động bình thường.

Triển khai 03 đợt tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt công tác  phòng, chống bệnh DTLCP. Tổng số hóa chất đã cấp và sử dụng là 218.800 lít/kg. Tổng diện tích phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc 249.360.155 m2. UBND các quận, huyện, TX hỗ trợ khoảng 1.778,16 tấn vôi với kinh phí 1.620.034.000 đồng.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm