| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Đã tìm ra nguyên nhân khiến 1.300 con vịt của người dân bị chết

Thứ Năm 23/01/2020 , 08:55 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tìm ra nguyên nhân khiến hơn 1.300 con vịt nuôi bán dịp Tết của một hộ dân ở trú tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc bỏ ăn và chết hàng loạt.

Ngày 23/1, tin từ ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thừa Thiên - Huế cho biết, qua kết xét nghiệm mẫu đã xác định được nguyên nhân khiến đàn vịt gia đình ông Nguyễn Quang Thiên (52 tuổi, trú tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc) bị chết do nhiễm vi khuẩn E. coli.

Cơ quan chức năng địa phương xác định hơn 1.300 con vịt của gia đình ông Thiên bị chết là do nhiễm khuẩn E. coli.

Cũng theo ông Hưng, bệnh do vi khuẩn E. coli xuất hiện ở vịt trong mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 30 ngày tuổi và có tỷ lệ chết cao. Vi khuẩn E. coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, trong môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, ký sinh trùng đường ruột, khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý, giống nhập không rõ nguồn gốc, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, vi rút E. coli sẽ xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, vi khuẩn đến niêm mạc ruột, gây viêm ruột, đến các xoang gây viêm thanh dịch có tơ huyết, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử.

Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày. Ở vịt 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh, vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, bại liệt hai chân; một số con có triệu chứng cảm cúm, khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết nhiều con có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ... vịt đẻ chết rải rác, giảm đẻ, vỏ trứng dính máu. Đối với những con vịt sống nhiễm bệnh E. coli thường còi cọc, chậm lớn và ăn kém.

Sau sự việc xảy ra, Chi cục Thú y đã cùng các lực lượng chức năng tiến hành hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật gia đình ông Thiên trong việc điều trị số vịt thịt còn sống và tiêu hủy số vịt đã chết đúng quy trình. Hướng dẫn hộ nuôi tiêu độc sát trùng chuồng trại bị nhiễm bệnh để hạn chế lây lan ra khu vực xung quanh. Số vịt còn lại của gia đình ông Thiên hiện đã có dấu hiệu tiến triển tốt.

Như NNVN đã đưa tin, ông Nguyễn Quang Thiên (52 tuổi, trú thôn An Phước, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) phản ánh, trong những ngày giữa tháng 1/2020, đàn vịt nuôi bán dịp Tết của gia đình ông bỗng bỏ ăn và lăn đùng ra chết hàng loạt.

“Đã có hơn 1.300 con vịt từ 1- 3kg bị chết, số còn lại cũng đang có dấu hiệu kém ăn, ủ rũ. Gia đình tôi đã đưa số vịt chết đi tiêu hủy, tiến hành tiêm phòng số vịt còn lại và tiếp tục theo dõi”, ông Thiên cho biết.

Nhận được trình báo của người dân cơ quan chức năng địa phương đã đến trực tiếp nắm được tình hình, đồng thời, lấy mẫu để đưa đi xét nghiệm.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.