| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Một huyện có gần 500 con trâu, bò chết rét

Thứ Tư 13/01/2021 , 13:28 (GMT+7)

Tính đến ngày 13/1, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã có gần 500 con trâu, bò bị chết rét, chủ yếu do thả rông trên rừng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) cho biết tính đến ngày 13/1, toàn huyện đã có gần 500 con trâu, bò chết do thời tiết rét đậm kéo dài.

Đàn trâu, bò ở Thừa Thiên - Huế đang bị đe dọa do rét đậm, rét hại. Ảnh: T.T

Đàn trâu, bò ở Thừa Thiên - Huế đang bị đe dọa do rét đậm, rét hại. Ảnh: T.T

Trâu, bò bị chết tập trung ở các xã Hồng Trung, Hương Lâm, Đông Sơn và A Đớt. Số trâu bò chết chủ yếu do người dân thả rông trong rừng nên không chịu được rét, một số được người chủ động phòng chống rét nhưng vẫn bị chết do thời tiết quá rét.

Theo ông Hùng, những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp không chỉ gây thiệt hại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến các sinh hoạt, đời sống của người dân địa phương.

Huyện A Lưới cũng đã khuyến cáo người dân không thả rông trâu bò trong những ngày giá rét, đồng thời giữ ấm chuồng trại và cung cấp đủ thức ăn vào mùa đông nhưng không ít người dân vẫn chủ quan.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, những ngày trước đó, thời tiết giá rét phổ biến từ 12-14 độ C, về đêm xuống dưới 10 độ C. Vùng miền núi A Lưới là khu vực có nhiệt độ thấp nhất tại địa bàn tỉnh, khi những ngày qua nhiệt độ trung bình tại đây thấp hơn các huyện, thị, thành phố khoảng 1 -3 độ C.

Xem thêm
Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.