| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học

Thứ Tư 01/12/2021 , 17:19 (GMT+7)

Cùng với việc phát triển các mô hình chăn nuôi hiệu quả, tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tiếp tục đầu tư nâng cấp các khu giết mổ gia súc và gia cầm tập trung.

Phát triển chăn nuôi hữu cơ

Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế có khoảng 42 ngàn con trâu, bò. Tổng đàn lợn có khoảng 129 ngàn con (tăng 6,8%); đàn lợn tăng do dịch bệnh trong tỉnh cơ bản đã được khống chế nên các cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học bắt đầu tái đàn. Tổng đàn gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) có khoảng 4,1 ngàn con. Sản lượng trứng gia cầm ước đạt khoảng 39 triệu quả (tăng 0,2% so cùng kỳ); Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 20 ngàn tấn (tăng 5,8% so cùng kỳ).

Mô hình chăn nuôi heo hữu cơ 4F của Tập đoàn Quế Lâm ở xã Phong Điền, Thừa Thiên- Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Mô hình chăn nuôi heo hữu cơ 4F của Tập đoàn Quế Lâm ở xã Phong Điền, Thừa Thiên- Huế. Ảnh: Tiến Thành.

Chăn nuôi ở Thừa Thiên- Huế đang chuyển dịch mạnh từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp và đang được phát triển nhân rộng. Chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng,... ngày được nâng cao; việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,... luôn được tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân quan tâm nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng.

Toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế hiện có trên 385 trang trại chăn nuôi, trong đó: 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn (do Doanh nghiệp đầu tư theo quy mô công nghiệp, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao), 60 trang trại quy mô vừa (10 trại bò, 30 trại lợn và 20 trại gà) và 315 trang trại quy mô nhỏ (120 trại bò, 10 trại trâu, 05 trại dê, 80 trại lợn, 60 trại gà và 40 trại vịt). Chất lượng con giống, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng,... đang ngày được nâng cao nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cung ứng cho thị trường.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang đẩy mạnh mô hình chăn nuôi hữu cơ an toàn sinh học. Ảnh: Tiến Thành.

Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang đẩy mạnh mô hình chăn nuôi hữu cơ an toàn sinh học. Ảnh: Tiến Thành.

Địa phương này, có trên 40 cơ sở chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, sử dụng đệm lót sinh học với tổng số trên 250 con lợn nái và 5.000 con lợn thịt và 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 con lợn giống, lợn Chú trọng phát triển vật nuôi có tiềm năng và lợi thế, tăng chất lượng đàn, phát triển số lượng phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Để phát triển chăn nuôi ở địa phương, tỉnh Thừa Thiên- Huế tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp an toàn sinh học. Đồng thời , duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi hữu cơ, sinh thái; phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường... Cùng với đó, khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ để cung cấp sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung

Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đầu tư hạ tầng thủy sản, tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Đình Huệ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 cho biết, qua giám sát, tỉnh Thừa Thiên- Huế thực hiện tốt việc chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Có nhiều mô hình chăn nuôi rất bài bản và hiệu quả, trong đó như mô hình chăn nuôi heo hữu cơ 4F của Tập đoàn Quế Lâm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế vào ngày 27/11. Ảnh: Tiến Thành.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế vào ngày 27/11. Ảnh: Tiến Thành.

Thừa Thiên- Huế cũng là địa phương dẫn đầu trong việc tiêm phòng vắc xin trên động vật, trong năm 2021, địa phương này đã quản lý tốt dịch cúm gia cầm, đáp ứng được an toàn về dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay dịch heo tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi… đang bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh. Mặc dù ở địa phương chưa có dấu hiệu dịch, tuy nhiên, do thường xuyên phải nhập gia súc từ nơi khác về để giết mổ nên nguy lây lan dịch bệnh ở Thừa Thiên- Huế cũng rất cao, nếu không kiểm soát tốt.

Đồng thời, để đảm bảo hoạt động giết mổ, bảo vệ môi trường cũng như việc kiểm soát dịch bệnh, theo ông Lê Đình Huệ tỉnh Thừa Thiên- Huế cần nhanh chóng triển khai, nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc, gia cấm tập trung ngoài thành phố Huế .

Ngày 26/08/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế ra Quyết định 1677/QĐ-UBND về việc điều chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở địa phương. Theo đó, quy hoạch 10 điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở TX. Hương Trà và TX. Hương Thủy. Tại TP. Huế, không quy hoạch điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, di dời các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm trong địa bàn thành phố đến các điểm quy hoạch mới tại Làng Chía, phường Hương An, TX. Hương Trà và tại phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy. Chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc gia cầm tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP. Huế từ năm 2016.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Thừa Thiên- Huế, qua đó, đã góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đạt chỉ tiêu tăng trưởng rất tích cực, trong đó có đóng góp của ngành nông nghiệp. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đã ghi nhận và đánh giá cao về công tác chăn nuôi và thú y ở địa phương, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

 Để phát triển ngành nông nghiệp ở địa phương trong thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đề nghị tỉnhThừa Thiên- Huế tiếp tục quan tâm kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi; mở rộng quy mô sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học; đẩy mạnh công tác thú y để phát triển chăn nuôi.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.