| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế đẩy nhanh thu hoạch lúa hè thu để tránh mưa lũ

Thứ Ba 17/08/2021 , 11:02 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh Thừa Thiên- Huế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu 2021, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên- Huế, bắt đầu từ tháng 9/2021 khả năng có 1-2 cơn bão, tháng 10 và 11 có 2 đến 3 cơn bão hoạt động trên biển Đông sẽ gây mưa lớn, có khả năng xảy ra 3-5 các đợt lũ trên các sông suối. Mực nước trên các sông vùng đồng bằng ở Thừa Thiên- Huế cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch các loại cây trồng, đặc biệt là các vùng thấp trũng.

Thừa Thiên- Huế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu 2021, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: Tiến Thành.

Thừa Thiên- Huế yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu 2021, nhằm tránh thiệt hại do mưa lũ. Ảnh: Tiến Thành.

Theo ông Lê Văn Anh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Thừa Thiên- Huế, vụ hè thu 2021, toàn tỉnh gieo cấy hơn 25 ngàn ha lúa, đến nay, đã thu hoạch được khoảng 7.000 ha. Năng suất dự ước đạt khoảng 60 tạ/ha, cao hơn 1-1,5 tạ/ha so với năm ngoái.

"Dự kiến ngày 20/8, các địa phương sẽ bắt đầu thu hoạch đại trà lúa hè thu và đến 30/8 sẽ cơ bản thu hoạch xong những diện tích ở các vùng thấp trũng như Phú Vang, Quảng Điền. Riêng diện tích ở A Lưới, Nam Đông và một phần Phú Lộc (khoảng 2.000 ha) sẽ thu hoạch xong trước 5/9" ông Anh cho hay.

Chi cục TT&BVTV cũng đã cử cán bộ kỹ thuật về các địa phương nắm số liệu, cập nhập tình hình tiến độ thu hoạch lúa hè thu nhằm có giải pháp, hướng dẫn phù hợp.

Thời tiết phức tạp đã tạo thuận lợi cho rầy nâu phát triển gia tăng, có khả năng phát triển gây hại nặng giai đoạn cuối vụ hè thu. Ảnh: Tiến Thành.

Thời tiết phức tạp đã tạo thuận lợi cho rầy nâu phát triển gia tăng, có khả năng phát triển gây hại nặng giai đoạn cuối vụ hè thu. Ảnh: Tiến Thành.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết tạo điều kiện nóng ẩm, thuận lợi cho rầy nâu phát triển gia tăng, có khả năng phát triển gây hại nặng giai đoạn cuối vụ, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất, sản lượng lúa hè thu. Theo đó, mức độ gây hại và diện phân bố, rầy nâu nhiễm 817 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 666 ha, mật độ 750-1.500 con/m2, diện tích nhiễm trung bình 151 ha, mật độ gây hại 1.500-3.000 con/m2,

Chi cục TT&BVTV Thừa Thiên- Huế đề nghị các địa phương bố trí cán bộ kỹ thuật tăng cường cônng tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng, đánh giá tình hình diễn biến rầy nâu gây hại để khoanh vùng diện tích nhiễm và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời, hiệu quả, nơi có mật độ cao >1.500 con/m2.

Đối với những ruộng lúa đã chín sinh lý (còn khoảng 5-7 ngày nữa thu hoạch) nhiễm rầy mật độ cao, khuyến cáo nông dân thu hoạch với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế thiệt hại.

Xem thêm
Nuôi chồn hương bằng trái cây hiệu quả cao

Nuôi chồn hương cho ăn mít, chuối mang lại hiệu quả kinh tế cao tại trang trại của anh Nguyễn Văn Tiến ở phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.