| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên- Huế mở rộng diện tích trồng sen kết hợp du lịch sinh thái

Thứ Hai 15/03/2021 , 15:19 (GMT+7)

Thừa Thiên- Huế thực hiện mở rộng mô hình trồng mới cây sen đến 2025 ổn định diện tích đạt 745 ha, góp phần bảo vệ nguồn sen và kết hợp du lịch sinh thái.

UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa ban hành kế hoạch phát triển trồng sen giai đoạn 2021-2025.

Nhiều năm qua mô hình trồng sen lấy hạt ở Thừa Thiên- Huế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Nhiều năm qua mô hình trồng sen lấy hạt ở Thừa Thiên- Huế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ảnh: Tiến Thành.

Theo kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên- Huế sẽ thực hiện việc mở rộng diện tích trồng mới cây sen, đến năm 2025 ổn định diện tích đạt 745ha. Trong đó, sen cao sản lấy hạt khoảng 85-90% diện tích, sen địa phương (sen Huế) từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Kế hoạch này nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, trên cơ sở phát huy lợi thế giá trị của cây sen trên địa bàn tỉnh, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, góp phần bảo vệ nguồn gen, kết hợp du lịch sinh thái và ẩm thực của Huế, nâng cao thu nhập cho nông dân. Giống sen đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là giống sen truyền thống của Huế là sen trắng Tịnh Tâm và sen hồng cao sản, trồng để lấy hạt, bông.

Để thực hiện được kế hoạch trên, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đưa ra 6 giải pháp cơ bản, gồm: Giải pháp về kỹ thuật, giống; giải pháp về đất đai, tổ chức sản xuất; giải pháp về thông tin tuyên truyền và khuyến nông; giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ; giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp kinh phí thực hiện kế hoạch.

Nhiều huyện, thị xã ở Thừa Thiên - Huế có địa hình thấp trũng đã và đang chọn sen làm một trong những cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm giúp người nông dân có nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.

Nhiều năm trở lại đây, nhiều địa phương ở Thừa Thiên- Huế đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc trồng sen lấy hạt ở những chân ruộng thấp trũng, vùng đầm, sinh lầy hay trên đất lúa trũng bị nhiễm phèn chỉ sản xuất được một vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó như: Ở thị xã Hương Trà sen được người dân trồng nhiều ở các phường Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân… đạt gần 2 tấn hạt/ha  cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi cao gấp ba lần so với trồng lúa.

Huyện Phong Điền, Quảng Điền cũng đã hình thành được một số vùng chuyên canh trồng sen kết hợp nuôi cá như ở các xã Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền với khoảng gần hàng trăm héc ta. Người dân địa phương đã tận dụng ao, hồ, bàu, đầm... hoang hóa để trồng sen kết hợp nuôi cá rô phi, cá chép… Qua những mô hình trồng sen, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nhiều hộ thoát nghèo vừa giúp cải thiện môi trường.

Để nghề trồng sen phát triển hơn, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế hàng năm đã tổ chức mở nhiều lớp tập huấn, nhằm giúp người trồng sen chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời cung cấp thêm phương pháp, kỹ thuật trồng sen lấy hạt, trồng sen xen canh với nuôi cá và đưa những giống sen mới cho năng suất cao vào trồng.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Vụ dưa hấu 'đắng'

Thời tiết bất lợi cùng giá xuống quá thấp khiến người trồng dưa hấu ở vùng biên giới huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thua lỗ nặng, nhiều hộ bỏ ruộng, chẳng buồn thu hoạch.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.