| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp ĐBSCL

Thứ Sáu 20/05/2022 , 18:28 (GMT+7)

ĐBSCL Đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp giúp thay đổi quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nhà nông.

Sáng tạo để thay đổi

Sáng 20/5, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp ĐBSCL. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc quốc gia Tổ chức GIZ đồng chủ trì.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc quốc gia Tổ chức GIZ đồng chủ trì buổi hội thảo. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc quốc gia Tổ chức GIZ đồng chủ trì buổi hội thảo. Ảnh: Trung Chánh.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo không gian chung cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, các đối tác quốc tế và cơ quan nhà nước cùng trao đổi các cơ hội hợp tác cụ thể, thảo luận về các mục tiêu cho tương lai của nông nghiệp ĐBSCL. Đây là một hoạt động quan trọng của Dự án Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm Việt Nam (GIC Việt Nam), một dự án hỗ trợ các đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài.

Đại biểu thăm khu trưng bày các kết quả về chương trình canh tác lúa bền vững SRP và thúc đẩy sáng tạo chế biến rơm rạ. Ảnh: Trung Chánh.

Đại biểu thăm khu trưng bày các kết quả về chương trình canh tác lúa bền vững SRP và thúc đẩy sáng tạo chế biến rơm rạ. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, ĐBSCL là trọng điểm về an ninh lương thực của Việt Nam, với 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, trái cây và thủy sản. Đổi mới sáng tạo chúng ta tập trung vào thay đổi quy trình sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo và trái cây (cụ thể là xoài). Đối tượng để tham gia thực hiện dự án là các hộ sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, cần thay đổi quản trị sản xuất bằng nông nghiệp số. Ngoài ra, dự án cũng cần phải tập trung vào việc thu gom, chế biến các phụ phẩm nông nghiệp trong quá trình sản xuất, để gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững các ngành hàng, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Đề án sẽ được triển khai trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh, trong đó có 5 tỉnh ĐBSCL. Mục tiêu chung của đề án là hình thành năm vùng trọng điểm sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại.

Hỗ trợ nông hộ tham gia đổi mới nông nghiệp

Trưởng nhóm Dự án GIC, ông Treffner Jens cho biết: “Trong thời gian triển khai triển khai thực hiện (2020-2024), GIC Việt Nam sẽ hỗ trợ 20.000 nông hộ sản xuất nhỏ cải thiện được chất lượng sản phẩm của mình, nâng cao thu nhập từ 15-20%. Đào tạo 12.000 nông hộ để áp dụng các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường trong quá trình sản xuất nông nghiệp”.

Các đại biểu đã tham quan trạm quan trắc côn trùng thông minh tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7 A, đơn vị đang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu đã tham quan trạm quan trắc côn trùng thông minh tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7 A, đơn vị đang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Trung Chánh.

GIC Việt Nam là một hợp phần của Chương trình Các Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Xanh trong Nông nghiệp và Thực phẩm (GIC), thuộc sáng kiến toàn cầu về chống đói nghèo, “Một thế giới không nạn đói”, do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, thực thi bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại 15 nước Châu Phi và Châu Á.

Dự án GIC Việt Nam được triển khai tại 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng, thông qua thúc đẩy và tăng cường năng lực áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo và những mô hình kinh tế có tính cạnh tranh. GIC Việt Nam sẽ hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế. Dự án sẽ giúp cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời tăng cường khả năng thích nghi và chống chịu trước các tác động của biến đổi khi hậu của hai chuỗi giá trị nông sản chủ lực ở ĐBSCL là lúa gạo và xoài.

Tại ĐBSCL, Dự án GIC Việt Nam đã xác định được những đổi mới chính cho chuỗi giá trị lúa gạo và xoài, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và tổ chức trong sản xuất, chế biến và tiếp thị. Dự án đặt trọng điểm vào những đổi mới sáng tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong đó có thể kể tới việc thúc đẩy các giống lúa có nhu cầu cao, các tiêu chuẩn nông nghiệp cải tiến, tuân thủ an toàn thực phẩm và chứng nhận chất lượng, cung cấp dịch vụ cho các nông hộ nhỏ theo định hướng kinh doanh.

Thêm vào đó, Dự án cũng triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính và tái chế rơm rạ và trấu. Với chuỗi giá trị xoài, các đổi mới sáng tạo bao gồm cải thiện quản lý vườn cây ăn quả và sức khỏe cây trồng, giảm thất thoát sau thu hoạch được thực hiện thông qua mô hình trung tâm xúc tiến phát triển xoài.

Các đại biểu đã đi tham quan thực địa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7 A, đơn vị đang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu đã đi tham quan thực địa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7 A, đơn vị đang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng theo tiêu chuẩn SRP. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Oemar Idoe, Phó Giám đốc Quốc gia GIZ tại Việt Nam cho biết, việc áp dụng thành công các đổi mới sáng tạo cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Cần có các giải pháp đổi mới, cạnh tranh, đồng thời xây dựng năng lực áp dụng các đổi mới này, sau đó thúc đẩy triển khai mở rộng các đổi mới sáng tạo thông qua các cơ chế dựa trên thị trường với sự hỗ trợ có tính hệ thống từ chính phủ.

Tại hội thảo, các hợp tác xã và các doanh nghiệp đã nêu ra những thuận lợi và khó khăn vướng mắc trong quá trình hợp tác cùng nhau xây dựng chuỗi giá trị nông sản. Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian để thảo luận về thúc đẩy đổi mới sáng tạo để phát triển các vùng nguyên liệu lúa gạo và trái cây.

Thăm khu trưng bày các kết quả về chương trình canh tác lúa bền vững SRP và thúc đẩy sáng tạo chế biến rơm rạ. Chương trình thúc đẩy phát triển hợp tác xã và đào tạo kinh doanh cho nông dân (FBS). Chương trình xây dựng chuỗi giá trị xoài. Các đại biểu đã đi tham quan thực địa tại Hợp tác xã Nông nghiệp Kênh 7 A (xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang) đơn vị đang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng theo tiêu chuẩn SRP.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.