| Hotline: 0983.970.780

Ứng dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp

Thứ Tư 02/10/2019 , 21:03 (GMT+7)

Mới đây, Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch Việt Nam (AFT) phối hợp cùng Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Liên bang Úc (CSIRO) tổ chức Hội thảo “Ứng dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cho khối doanh nghiệp tư nhân”.

Các nhà khoa học, doanh nghiệp, chuyên gia tham gia thảo luận.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Shaun Fitzgerald, Tham tán Kinh tế - Chính trị, Lãnh sự quán Úc tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết, với dự án Sáng tạo Australia – Việt Nam (Aus4Innovation) sẽ giúp xây dựng các mối quan hệ đối tác lâu dài giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giúp Chính phủ và người dân Việt Nam nắm bắt các cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại.

Thông qua hội thảo, các đại biểu có cơ hội trao đổi, thảo luận các thông tin, công nghệ mới, xác định nhu cầu của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các vấn đề nổi cộm cần sự hỗ trợ của khoa học. Ngược lại, các nhà khoa học có cơ hội lắng nghe trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu thực tế của các nhà sản xuất nông nghiệp, các hiệp hội nông nghiệp để chia sẻ những kết quả nghiên cứu khoa học góp phần giúp doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm nâng cao năng lực, cạnh tranh, kết nối ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam có gần 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đáp ứng sự thay đổi tích cực của khu vực và thế giới. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để xây dựng một nền nông nghiệp thông minh và đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu thế giới về nông sản nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Chủ tịch Hiệp Hội Thực phẩm Minh bạch Việt Nam Nguyễn Hồng Minh.

Theo Chủ tịch Hiệp Hội Thực phẩm Minh Bạch Việt Nam Nguyễn Hồng Minh, trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản là ngành hội nhập khá sớm. Nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thay đổi cách thức tiếp cận thị trường mà xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trong hơn 25 năm qua, gia nhập top 5 các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Đổi mới, sáng tạo đã đóng góp quan trọng trong sự phát triển này.

Tuy nhiên, trước cuộc cạnh tranh đổi mới khoa học công nghệ, Việt Nam vẫn thiếu những sáng tạo để giải quyết những vấn đề trên nền tảng những tiến bộ khoa học công nghệ, với sự tham gia của các nhà khoa học.

Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) cho rằng, muốn đi nhanh, ngoài việc tận dụng các nguồn trong nước cần có sự chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển. Dư lượng thị trường về hai mặt hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam là rất lớn. Chính vì vậy, việc cùng với Chính phủ xây dựng hệ thống chính sách phù hợp để phát huy năng lực của khối doanh nghiệp tư nhân trong việc ứng dụng các đổi mới sáng tạo, thay đổi trong sản xuất nông nghiệp, đưa ngành nông nghiệp Việt Nam ngày một tiến xa.

Hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề xoay quay 4 nhóm: Tôm; Cá tra; Sau thu hoạch và chế biến; Khả năng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số, tập trung vào giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.