| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy sử dụng 30 triệu tấn rơm rạ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Tư 05/07/2023 , 17:34 (GMT+7)

CẦN THƠ Hiện mỗi năm Đồng bằng sông Cửu Long tạo ra lượng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính mới chỉ có khoảng 30% lượng rơm rạ được thu gom, sử dụng.

Mới đây, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức phiên họp các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm nhằm thúc đẩy đổi mới trong chuỗi giá trị rơm rạ và tăng cường liên kết, hợp tác, đẩy nhanh áp dụng các biện pháp quản lý bền vững, tránh đốt rơm rạ trên đồng, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, nông thôn bền vững.

Hiện nay ĐBSCL sản xuất khoảng 30 triệu tấn rơm rạ/năm, ước tính mới chỉ khoảng 30% lượng rơm rạ được thu gom cho sản xuất nấm, phủ gốc cây, làm thức ăn cho chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay ĐBSCL sản xuất khoảng 30 triệu tấn rơm rạ/năm, ước tính mới chỉ khoảng 30% lượng rơm rạ được thu gom cho sản xuất nấm, phủ gốc cây, làm thức ăn cho chăn nuôi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Đinh Thị Kim Dung, Chánh Văn phòng Viện Nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam cho biết, hiện nay ĐBSCL sản xuất khoảng 25 triệu tấn lúa/năm, đồng thời tạo ra lượng rơm rạ khoảng 30 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính mới chỉ có khoảng 30% lượng rơm rạ được thu gom cho sản xuất nấm, phủ gốc cây, làm thức ăn cho chăn nuôi…, còn 70% lượng rơm rạ là đốt đồng. Điều này làm mất dinh dưỡng và gây ô nhiễm môi trường hoặc cày vùi rơm vào ruộng ngập nước gây tăng phát thải khí nhà kính. Nguyên nhân chính của thực trạng này một phần do thiếu giải pháp công nghệ về thu gom, xử lý và chế biến rơm rạ và giá trị mang lại từ rơm rạ còn thấp. 

Chính vì vậy, thời gian qua, IRRI đã phối hợp ngành nông nghiệp TP Cần Thơ và các địa phương trong vùng ĐBSCL triển khai nhiều hoạt động tập huấn, hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa thu gom rơm và xây dựng các mô hình phát triển sinh kế, gia tăng thu nhập từ rơm như sử dụng rơm để trồng nấm rơm, làm chậu trồng kiểng, sản xuất phân bón hữu cơ...

Đặc biệt, thông qua dự án “Thúc đẩy đổi mới trong chuỗi giá trị rơm tại Việt Nam”, IRRI cũng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh các hoạt động khảo sát, nghiên cứu và hỗ trợ nông dân trong phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm.

Hiện một số HTX ở TP Cần Thơ đã sản xuất được phân bón hữu cơ từ rơm với công nghệ được hỗ trợ bởi IRRI để bán ra thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện một số HTX ở TP Cần Thơ đã sản xuất được phân bón hữu cơ từ rơm với công nghệ được hỗ trợ bởi IRRI để bán ra thị trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, IRRI đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân khai thác và phát huy các giá trị của rơm rạ và cung cấp các thông tin về tình hình thu gom, phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ rơm rạ tại ĐBSCL.

Bên cạnh đó, giới thiệu các kết quả thu được từ các cuộc điều tra, khảo sát nghiên cứu thị trường và nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm do nhóm nghiên cứu của IRRI thực hiện gần đây. Từ đó, nông dân cùng các bên liên quan đã trao đổi, đề xuất những đổi mới và đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy liên kết, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm theo nhu cầu thị trường. Đề xuất các ý tưởng và hướng đi mới nhằm thu gom, khai thác hiệu quả nguồn rơm rạ và phát triển nhiều sản phẩm giá trị gia tăng cao, mở rộng được thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, IRRI còn hỗ trợ nông dân đẩy mạnh cơ giới hóa trong thu gom rơm và phát triển các tổ, nhóm làm dịch vụ thu gom.

Nông dân ĐBSCL tìm hiểu về quy trình áp dụng cơ giới hóa để sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL tìm hiểu về quy trình áp dụng cơ giới hóa để sản xuất phân bón hữu cơ từ rơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi Cục trưởng Chi Cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ cho biết, nhiều vụ lúa vừa qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ đã phối hợp với IRRI đẩy mạnh phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm từ rơm hay canh tác lúa sử dụng phân bón hữu cơ từ rơm nhằm giảm từ 35 - 40% chi phí sử dụng phân thuốc hóa học, đồng thời giúp lợi nhuận tăng thêm 10% trên cùng diện tích so với sản xuất truyền thống.

Từ những mô hình thực tế tận dụng nguồn phụ phẩm rơm rạ, hiện nay ở TP Cần Thơ đã có một vài HTX sản xuất được phân bón hữu cơ từ rơm rạ với công nghệ được hỗ trợ bởi IRRI để bán ra thị trường cho nhiều người biết đến và sử dụng. Qua đó, tạo hướng đi mới để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ rơm rạ, giúp tận dụng được các phụ phẩm trong quá trình canh tác lúa, từ đó thay đổi tập quán xử lý rơm rạ của nông dân.

Theo bà Hiếu, thay vì trước đây bà con nông dân thu hoạch xong vụ lúa thường vùi rơm hoặc đốt rơm tại đồng, giờ đây nông dân sẽ chuyển sang dùng máy cuốn rơm nhằm phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm từ rơm rạ. Cụ thể để làm phân hữu cơ từ rơm, các sản phẩm phân hủy sinh học từ rơm, hỗ trợ tăng thu nhập cho nông dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái…

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Một xã vùng cao có 26 con trâu bò chết nghi do ung khí thán

NGHỆ AN Nhiều hộ dân tại bản Huồi Mũ của xã Huồi Tụ (Kỳ Sơn, Nghệ An) đang hoang mang khi trâu, bò bỗng dưng chết hàng loạt.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.