| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong điều kiện dịch bệnh

Thứ Tư 01/09/2021 , 20:42 (GMT+7)

Hà Nội kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn; khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trong bối cảnh giãn cách xã hội.

Khắc phục đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ

Ngày 1/9, Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và Nông sản, thực phẩm an toàn”.

Các đơn vị giới thiệu về sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn đã đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Các đơn vị giới thiệu về sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn đã đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội. 

Tại Diễn đàn, các đơn vị đã giới thiệu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn đã đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP. Hà Nội để kết nối tới các đơn vị kinh doanh, các đơn vị sản xuất để tiêu thụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân Thủ đô. Qua đó, khắc phục đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn thành phố trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, hiện nay Thành phố có khoảng trên 1.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Diễn đàn trực tuyến Hà Nội 2021 - Kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn là chương trình có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 7/8/2021 về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn TP. Hà Nội phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị nông sản tại Hà Nội đóng góp cho cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới và góp phần thực hiện chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ và là hành động thiết thực trong bối cảnh giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid-19 để giúp các chủ thể OCOP, nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ có cơ hội tiếp cận tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay TP. Hà Nội có khoảng trên 1.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Hiện nay TP. Hà Nội có khoảng trên 1.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Hiện nay, khoảng 70 - 80% sản lượng nông sản của nhiều quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đang được tiêu thụ tại thị trường tự do. Việc các đơn vị doanh nghiệp, các nhà phân phối kết nối ký kết hợp đồng tiêu thụ theo tiêu chuẩn chất lượng để nông dân yên tâm sản xuất; nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm; thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thủ đô, xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy.

Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trong khuôn khổ Diễn đàn, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, ban ngành đã đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sản phẩm OCOP nông sản, thực phẩm an toàn.

Theo bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, để có thể tham gia thị trường trên tất cả các kênh bán lẻ hiện đại, sản phẩm phải tuân thủ các điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành sản phẩm.

Các sản phẩm rau sạch được cấp giấy chứng nhận OCOP.

Các sản phẩm rau sạch được cấp giấy chứng nhận OCOP.

Từ đó, bà Hậu đưa ra 3 đề xuất.

Thứ nhất, phải xác định sản phẩm sản xuất ra cũng chính là để cho bản thân, gia đình sử dụng. Nếu vẫn phân biệt sản phẩm mang đi bán khác với sản phẩm dùng tại gia đình thì không thể nào vào được thị trường bởi đánh giá cuối cùng là ở người tiêu dùng. Các hệ thống bán lẻ đều có hệ thống kỹ thuật để kiểm định chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, sản phẩm phải tuân thủ theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với các giấy phép về VietGAP, GlobolGAP... Phải tạo được uy tín thì sản phẩm mới có thể đứng vững trên thị trường.

Thứ ba, các doanh nghiệp phải duy trì thời hạn chứng nhận sản phẩm an toàn thì sản phẩm mới vào được hệ thống bán lẻ.

Thứ tư phải vận hành bộ máy quản lý đồng bộ từ khâu sản xuất, giới thiệu sản phẩm, phân phối để sản phẩm tham gia vào thị trường một cách tốt nhất.

Còn ông Paul Lê, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail Việt Nam, cho biết Central Retail sẽ hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP theo hai hướng.

Thứ nhất là tạo một số hội thảo giới thiệu, marketing sản phẩm tại thị trường Việt Nam và thế giới. Thứ hai, sử dụng hệ thống siêu thị với thương hiệu Big C để hỗ trợ sản phẩm OCOP.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, thực tế của việc tham gia sàn thương mại điện tử hiện nay còn hạn chế về mặt số lượng, số sàn ít, nhà sản xuất tham gia cũng rất ít. Đã tham gia sàn thương mại điện tử thì phải cung cấp rất nhiều thông tin như mã VietGAP, mã vùng trồng, các điều kiện về an toàn thực phẩm.

“Trong tương lai, để các sản phẩm nông nghiệp phát triển tốt, khai thác tốt nền tảng số để bán hàng thì các nhà sản xuất phải chuyển dần sang sản xuất bền vững, minh bạch thông tin. Không chỉ chuyển đổi số trong kết nối bán hàng mà còn chuyển đổi số trong cả khâu quản lý sản xuất để minh bạch thông tin”, ông Đào Thế Anh nhận định.

Các sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh, Hà Nội.

Các sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Mê Linh, Hà Nội.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin thời gian vừa qua, đơn vị này đã dữ liệu hóa toàn bộ 32 tỉnh thành phía Bắc về chuỗi nông sản an toàn, thống kê về sản lượng, nhu cầu thực tế và mức độ tiêu dùng của người dân của từng địa phương để chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau.

Lãnh đạo Cục cho rằng để lên được những kịch bản khác nhau cho thị trường nông sản thì các ban ngành, đơn vị liên quan phải phối hợp với nhau để dữ liệu hóa, đồng bộ dữ liệu.

"Chuyển đổi số trong nông nghiệp là điều then chốt. Trong thời gian tới, nếu không tận dụng cơ hội, không quyết liệt thì sẽ rất khó trong việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN-PTNT chỉ đạo về mặt cung, cầu, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế nông thôn", ông Nguyễn Quốc Toản lưu ý.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025