| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Nghệ An: Vướng về IUU, vướng Nghị định 67

Thứ Hai 09/12/2019 , 14:11 (GMT+7)

Trong năm 2019, ngành thủy sản Nghệ An có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên điều đáng nói là vấn nạn khai thác mang tính tận diệt, đánh bắt sai vùng vẫn tiếp diễn.

Ngành nghề thủy sản địa phương đã có những chuyển biến nhất định.

Thời gian qua, Nghệ An tập trung khắc phục các khuyến nghị về chống khai thác IUU gồm: Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật; Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác.

Khắc phục những nội dung tồn tại theo yêu cầu của Bộ NN-PTNT tại Công văn số 643/BNN-TCTS ngày 28/01/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá. Lực lượng tham gia Tổ Liên ngành gồm có Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban quản lý Cảng cá Nghệ An. Biên chế mỗi Tổ gồm 7 người.

Quá trình thực hiện, tỉnh đã chỉ đạo các Tổ công tác thực hiện kiểm tra, kiểm soát khi tàu cập cảng, lên cá, rời bến. Kiểm tra việc ghi, nộp nhật ký khai thác, giấy đăng ký tàu cá, giấy an toàn kỹ thuật, giấy phép, văn bằng chứng chỉ, trang thiết bị đảm bảo an toàn, giám sát hành trình... và nhiều quy định khác.

Chi tiết hơn, Sở NN-PTNT đã thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát đối với 100% tàu cá cập, xuất bến tại Cảng cá Lạch Quèn và Lạch Vạn. Các thành viên trong đoàn có trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn và yêu cầu các chủ tàu trang bị đầy đủ các trang thiết bị, thực hiện công tác khai báo, ghi, nộp nhật ký khai thác... nếu đảm bảo mới tiến hành ký giấy xác nhận cho tàu xuất lạch.

Việc kiểm tra, kiểm soát tại các cảng cá được thực hiện khá nghiêm túc.

Đến hết quý 3/2019, lực lượng chuyên ngành đã kiểm tra, kiểm soát 100% đối với tàu cá có chiều dài >24m và từ 45 - 50% đối với tàu cá có chiều dài <24m. Kiểm tra 5.595 lượt tàu cá cập cảng với tổng sản lượng thủy sản lên bến hơn 31.000 tấn. Trong đó, tại Cảng cá Cửa Hội kiểm tra 432 lượt tàu với hơn 2.971 tấn, tại Cảng cá Lạch Vạn là 2.460 lượt tàu với 11.053 tấn và Lạch Quèn là 2.703 lượt tàu với 17.110 tấn.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, nhìn chung ngành nghề thủy sản Nghệ An vẫn tồn tại nhiều vướng mắc.

Hiện tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, khai thác sai vùng hay đánh bắt tận diệt vẫn chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó, phải thừa nhận ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là việc ghi chép nhật ký, khai báo sản lượng trước khi cập cảng.

Trao đổi với PV NNVN, ông Võ Văn Lý, Chủ tịch UBND phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) cho biết, toàn phường có tổng cộng 110 phương tiện tham gia khai thác, bao gồm 19 đôi thuyền công suất lớn. Thụ hưởng chính sách của Nhà nước, những năm qua ngư dân đã mạnh dạn đầu tư, sắm sửa thuyền to máy lớn nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tuy nhiên hiệu quả chưa được như ý muốn: “Chỉ duy nhất tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ông Võ Văn Phúc triển khai đánh bắt xa bờ, mỗi tháng vươn khơi 2 chuyến, mỗi chuyến kéo dài 10 – 15 ngày”, ông Lý nhấn mạnh.

Bỏ ra tiền trăm bạc tỷ đầu tư phương tiện nhưng kết quả thu về quá èo uột, chán chường không ít chủ tàu đã quay về với phương thức truyền thống nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Phần lớn các phương tiện ở phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) khai thác, đánh bắt gần bờ.

Một trong số đó là trường hợp của ông Võ Văn Hoa, trú tại phường Nghi Thủy. Năm 2015 gia đình đầu tư hơn chục tỷ đồng đóng chiếc tàu vỏ thép mới cáu cạnh, hoan hỷ chưa được bao lâu thì tất thảy đều vỡ mộng khi “đời không như là mơ”.

Theo tính toán của ông Hoa, mỗi chuyến biển dài ngày cần đến 18 – 20 lao động, kinh phí dao động từ 100 – 180 triệu đồng. Tốn kém là vậy nhưng sản lượng thu về hết sức khiêm tốn, tình trạng thu không bù chi kéo dài mải miết đẩy gia đình vào tình cảnh kiệt quệ.

“Thu nhập không ổn định lại ẩn chứa nhiều rủi ro nên nhiều người đã chủ động chuyển đổi nghề nghiệp, thiếu hụt lao động nghề biển là thực trạng đáng báo động thời điểm này. Vì nhiều nguyên do, tàu vỏ thép của gia đình gần như nằm bờ nguyên cả năm nay, hiện chúng tôi chỉ biết trông chờ vào đôi tàu giã kéo vốn hoạt động từ trước đó”, ông Hoa chia sẻ.

Hàng loạt tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 không phát huy hiệu quả.

Trên địa bàn Nghệ An có tổng cộng 110 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67, phần lớn phương tiện đã hạ thủy, dẫn đầu là Quỳnh Lưu (52 tàu), Hoàng Mai (41 tàu)…

Thực tế cho thấy hàng loạt phương tiện thường xuyên gặp sự cố, cùng với việc ngư trường ngày càng thu hẹp, sản lượng thủy sản có chiều hướng suy giảm càng góp phần khiến tình hình thêm phần rối ren. Hoạt động kém hiệu quả khiến dư nợ ngân hàng ngày một phình to, dần dà hình thành tâm lý chây ỳ nơi nhiều chủ tàu. Riêng tại Agribank nghệ an, đơn vị này đã cho vay 321 tỷ đồng để ngư dân đóng mới 39 tàu, hiện dư nợ còn… 277 tỷ đồng

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm