| Hotline: 0983.970.780

Thủy sản Sơn La cần tập trung vào những sản phẩm đặc hữu

Chủ Nhật 12/12/2021 , 22:11 (GMT+7)

Thủy sản Sơn La là một điểm nhấn, điểm sáng cần được tổng kết lại để xây dựng những chương trình hành động, khơi thông, phát huy hết những tiềm năng, lợi thế vốn có.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 5 từ phải) cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thăm mô hình nuôi cá tầm tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quỳnh Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (thứ 5 từ phải) cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT thăm mô hình nuôi cá tầm tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quỳnh Anh.

Nhiều đặc sản mang giá trị cao

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Trần Đình Luân, với một hệ thống cung cấp giống quy mô, bài bản để phát triển các đối tượng thủy sản bản địa, cùng với lợi thế từ 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã, hoàn toàn có thể khẳng định Sơn La là một tỉnh có tiềm năng lớn trong lĩnh vực thủy sản.

Tuy nhiên, ông Trần Đình Luân cho rằng hiện nay, ngành thủy sản Sơn La đang gặp phải khó khăn đến từ chất lượng giống. Bên cạnh đó, các sản phẩm đặc sản của Sơn La còn chưa nhiều, trong khi lợi thế cạnh tranh lại đến từ những đối tượng bản địa, đặc thù miền núi như cá chiên, cá lăng, cá anh vũ…

“Định hướng nuôi trồng thủy sản cần được thay đổi theo hướng phát triển những sản phẩm đặc hữu, qua đó nâng cao kinh tế. Ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi cá tầm, tỉnh cũng nên khuyến khích người nông dân nuôi để phát triển sản phẩm đặc sản này”, ông Luân cho biết.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cũng cho rằng, nếu người tiếp tục nuôi thủy sản nhỏ lẻ sẽ khó để phát triển. Theo đó, tỉnh Sơn La cần tập hợp các hộ nông dân lại thành các HTX để xây dựng những thương hiệu sản phẩm OCOP, qua đó có thể sơ chế - chế biến, vận chuyển sản phẩm với số lượng lớn.

Cá tầm là một sản phẩm thủy sản được phát triển mạnh tại Sơn La. Ảnh: Quỳnh Anh.

Cá tầm là một sản phẩm thủy sản được phát triển mạnh tại Sơn La. Ảnh: Quỳnh Anh.

Đối với sản phẩm thủy sản của hồ thủy điện Sơn La, ông Luân cho rằng đây là một thương hiệu của địa phương cần được xúc tiến kết nối tiêu thụ tới thị trường một cách mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

“Hiện nay, nhu cầu thủy sản trong lòng hồ của các doanh nghiệp rất lớn. Thế nhưng việc khai thác sản phẩm này vẫn còn hạn chế. Các doanh nghiệp rất cần những vùng nguyên liệu lớn để phục vụ cho các nhà máy thức ăn, sơ chế - chế biến… Qua đó tạo tiền đề để xuất khẩu những lô hàng thủy sản lớn ra thị trường quốc tế. Tổng cục sẽ sát cánh cùng địa phương cũng như các nhà đầu tư để đẩy mạnh việc này trong thời gian tới”, ông Trần Đình Luân khẳng định.

Ngoài ra, ông Luân cũng lưu ý tỉnh Sơn La cần xây dựng những phương án cho người dân khai thác thủy sản tại hồ thủy điện Sơn La một cách hợp lý để tạo ra nhiều sản phẩm mang tính giá trị gia tăng, giúp bà con vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa phát triển kinh tế.

Khơi thông sức mạnh của thủy sản miền núi phía Bắc

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La (Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La), năm 2021, sản lượng thủy sản của tỉnh ước đạt 8.550 tấn, tăng 2,6% so với năm 2020, bằng 97% so với kế hoạch.

Trong đó, nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.310 tấn, tăng 2,4% so với năm 2020, đạt 100% kế hoạch. Khai thác thủy sản ước đạt 1.500 tấn tăng 25% so với năm 2020, đạt 95,4% so với kế hoạch.

Diện tích nuôi trồng thủy sản của Sơn La năm 2021 đạt 2.769 ha, tăng 0,1% so với năm 2020, bằng 97,5% so với kế hoạch. Số lồng nuôi là 9.451 lồng, tăng 7,9% so với năm 2020, bằng 97,3% so với kế hoạch năm 2021.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng thủy sản Sơn La là một điểm nhấn, điểm sáng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng thủy sản Sơn La là một điểm nhấn, điểm sáng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về tình hình phát triển chăn nuôi của địa phương ngày 11/12 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng tỉnh cần phát triển ngành thủy sản theo hướng đặc hữu. Theo đó cần tổ chức một hội nghị để nắm bắt thông tin về nhu cầu cung cấp, sức tiêu thụ của thị trường một cách cụ thể nhất.

“Với những tiềm năng lợi thế của thủy sản miền núi phía Bắc, cần rà soát lại cơ cấu cá nước ngọt, cá nước lạnh để xác định xem sản phẩm chủ lực của tỉnh là sản phẩm nào để xây dựng một chương trình trong chiến lược phát triển ngành thủy sản để tạo nguồn lực phát triển”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng thủy sản là một điểm nhấn, điểm sáng của Sơn La, cần phải được tổng kết lại để xây dựng những chương trình hành động, khơi thông, phát huy hết những tiềm năng, lợi thế vốn có.

Năm 2022, ngành thủy sản Sơn La sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ đánh giá nguồn lợi thủy sản tại các khu vực lòng hồ trên địa bàn tỉnh; Triển khai nhiệm vụ thả bổ sung cá giống tái tạo nguồn lợi thủy trên các thủy vực tỉnh Sơn La; Triển khai các nhiệm vụ quan trắc môi trường thủy sản; Kiểm tra hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2022 tại các huyện vùng lòng hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Xem thêm
Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển