| Hotline: 0983.970.780

Tiêm gần 374.000 liều vacxin cho đàn gia súc

Thứ Tư 06/11/2024 , 06:58 (GMT+7)

YÊN BÁI Cùng với các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi như tiêu độc khử trùng, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, Yên Bái đã tiêm gần 374.000 liều vacxin cho đàn gia súc.

Việc tiêm vacxin cho đàn vật nuôi đã được người dân chú trọng. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc tiêm vacxin cho đàn vật nuôi đã được người dân chú trọng. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã phát hiện một số ổ dịch trên đàn gia súc gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Cụ thể, trong tháng 5, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 92 hộ dân ở các huyện Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy 363 con, trọng lượng tiêu hủy gần 17 tấn.

Bệnh lở mồm long móng xảy ra trong tháng 5 tại 47 hộ ở xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu. Tổng số gia súc mắc bệnh 104 con (68 con trâu, 24 con bò, 12 con lợn), số gia súc chết và tiêu hủy 16 con trâu, bò, trọng lượng tiêu hủy gần 2,8 tấn.

Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch, ngành chức năng và các địa phương đã triển khai các biện chống dịch, tổ chức khoanh vùng cách ly, phun thuốc tiêu độc khử trùng và tiêm vacxin cho đàn vật nuôi. Vì vậy, các ổ dịch đã được kiểm soát, không để lây lan rộng.

Công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ và áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Ảnh: Thanh Tiến.

Công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ và áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Ảnh: Thanh Tiến.

Trong năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Yên Bái đã thực hiện mua và cấp cho các huyện, thị xã, thành phố gần 80.000 liều vacxin phòng bệnh lở mồm long móng và gần 7.000 lít thuốc sát trùng phun tiêu độc khử trùng phòng bệnh.

Đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã tiêm triển khai tiêm phòng gần 374.000 liều vacxin các loại như: tụ huyết trùng, dịch tả lợn, phó thương hàn lợn, lở mồm long móng… Bên cạnh đó, các địa phương đã làm tốt công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y để giảm thiểu rủi do mang mầm bệnh từ nơi khác đến.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.