| Hotline: 0983.970.780

Tiêm vacxin hiệu quả nhờ những xilanh dài 1 mét

Thứ Năm 18/05/2023 , 13:42 (GMT+7)

Trong giai đoạn cao điểm tiêm vacxin phòng bệnh đàn vật nuôi, cán bộ thú y cơ sở ở Hoài Ân phải dồn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục cho đàn bò trên địa bàn. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) tiêm phòng vacxin viêm da nổi cục cho đàn bò trên địa bàn. Ảnh: V.Đ.T.

Dưới cái nắng nóng gay gắt của những ngày giữa tháng 5, những nhân viên thú y của 15 xã, thị trấn huyện Hoài Ân (Bình Định) vẫn miệt mài với cây kim tiêm cùng chiếc thùng đựng vacxin trên chiếc xe máy len lỏi khắp các vùng quê để tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân) vừa dẫn chúng tôi vào nhà 1 hộ chăn nuôi bò để tiêm vacxin vừa tâm sự: “Năm nay, mới đầu mùa khô mà nắng nóng đã gay gắt, thỉnh thoảng lại có mưa, kiểu thời tiết này là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh, chúng tôi phải lo tiêm khép kín vacxin cho đàn vật nuôi trên địa nhằm khống chế dịch bệnh từ sớm”.

Tận mắt nhìn cảnh tiêm vacxin cho bò của nhân viên thú y, chúng tôi mới thấy được sự nguy hiểm của nghề này. Cặp sừng của bò, trâu khá dài, nếu khi tiêm vacxin cho chúng mà không cẩn thận là bị chúng húc ngay, nhất là lũ bò, khi cây kim đâm vào khiến chúng giật thót mình tung chân đá, rất nguy hiểm.

Nếu nhân viên thú y tiếp cận gần để tiêm người chăn nuôi phải cột để giữ trâu, bò để người tiêm khỏi bị nguy hiểm, nên tốc độ tiêm phòng rất chậm. Nếu tiêm phòng bằng xi lanh truyền thống 5 con bò phải mất đến 20-30 phút đồng hồ, 1 ngày không tiêm được bao nhiêu con.

Trước những bất cập nói trên, anh Tẩn đã “độ chế” ống kim tiêm dài 1m để tránh tiếp cận gần với trâu, bò khi tiêm phòng. Ống kim tiêm “độ chế” của anh Tẩn là cây sắt mỏng hình vuông, rỗng ruột, bên trong là sợ kẽm to làm pít-tông dùng để hút, đẩy vacxin khi tiêm. Với thiết bị này, khi tiêm phòng, nhân viên thú y có thể đứng cách xa con trâu, bò cả mét nên tránh được nguy hiểm.

Tiêm phòng vacxin cho trâu, bò rất nguy hiểm nên nhân viên thú y phải nhờ sự trợ giúp của người chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

Tiêm phòng vacxin cho trâu, bò rất nguy hiểm nên nhân viên thú y phải nhờ sự trợ giúp của người chăn nuôi. Ảnh: V.Đ.T.

“2 năm nay, từ khi sử dụng ống kim tiêm “độ chế” này mỗi ngày tôi có thể tiêm phòng cho hơn 150 con trâu, bò. Nhờ đó, tốc độ tiêm phòng được tăng cao mà chủ nuôi còn ít tốn công cột giữ trâu, bò khi tiêm. Khó khăn nhất trong công tác tiêm phòng là vào mùa thu hoạch lúa, bà con thả rông trâu bò ngoài đồng, phải đợi chúng về chuồng mới tiêm phòng được, có thôn phải mất cả tuần mới tiêm xong đàn trâu, bò trong thôn”, anh Lê Phước Tẩn cho hay.

Theo ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, trong công tác tiêm phòng đàn vật nuôi, nhân viên thú y xã và thú y thôn là lực lượng chủ lực. Từ trước đến nay, cả 82 thôn trên địa bàn huyện Hoài Ân phủ kín 82 thú y thôn, hỗ trợ đắc lực cho thú y xã trong công tác tiêm phòng.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định), miệt mài với công tác tiêm phòng. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định), miệt mài với công tác tiêm phòng. Ảnh: V.Đ.T.

“Khó nhất trong công tác tiêm phòng là ở 3 xã miền núi Đăk Mang, Ân Sơn và Bok Tới. Người dân miền núi có thói quen nuôi trâu, bò thả rông nên cán bộ thú y khó tiếp cận để tiêm vacxin. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, nhân viên thú y phải đến từng nhà vận động những hộ chăn nuôi đưa bò, trâu từ trên núi về để tiêm phòng”, ông Nguyễn Thanh Vương chia sẻ.

Cũng theo ông Vương, trong thời gian qua, đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Hoài Ân được bảo vệ an toàn nhờ địa phương thực hiện tốt công tác tiêm phòng, những bệnh nguy hiểm không còn uy hiếp đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm qua, ý thức bảo vệ đàn vật nuôi của bà con đã được nâng cao, tạo thuận lợi cho công tác tiêm phòng đẩy nhanh tiến độ.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định), với ống kim tiêm 'độ chế' giúp công tác tiêm phòng được thuận lợi. Ảnh: Đ.T.

Anh Lê Phước Tẩn, nhân viên thú y xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định), với ống kim tiêm “độ chế” giúp công tác tiêm phòng được thuận lợi. Ảnh: Đ.T.

Theo ông Huỳnh Công Chủ, Thôn trưởng thôn Vĩnh Hòa, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân), những năm qua, nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao nên đàn bò khoảng 500 con của người dân trong thôn được an toàn. Khi bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò phát sinh, thời gian đầu bò nghé mới đẻ 2-3 tháng tuổi bị chết nhiều. Thế nhưng 2 năm trở lại đây tình trạng này không còn, nhờ Nhà nước hỗ trợ vacxin viêm da nổi cục tiêm phòng khép kín cho đàn trâu, bò trên địa bàn.

“Hiện huyện Hoài Ân có tổng đàn heo gần 260.000 con, đàn trâu, bò hơn 27.500 con và đàn gia cầm hơn 800.000 con. So cách đây 10 năm, tổng đàn gia súc, gia cầm của Hoài Ân tăng gấp 3 lần. Để có được tổng đàn lớn như thế này là nhờ bà con chăn nuôi đã ý thức hơn về công tác tiêm phòng, nhờ đó chăn nuôi phát triển ổn định", ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân.

Xem thêm
Hợp tác xã nuôi ong mật gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

HÀ TĨNH Ong trong dự án sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, năng suất bình quân đạt ≥18kg/đàn/năm, hiệu quả kinh tế tăng ≥10% so với nuôi đại trà.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.