| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Dân phản đối lấy rừng phòng hộ làm Cụm công nghiệp

Thứ Sáu 20/11/2020 , 09:09 (GMT+7)

Thu hồi đất rừng phòng hộ rồi giao cho doanh nghiệp làm dự án xây dựng Cụm công nghiệp, đây là câu chuyện đang xảy ra tại tỉnh Tiền Giang.

Nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng phòng hộ ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông không đồng ý với chủ trương của chính quyền địa phương thu hồi đất rừng phòng hộ giao cho doanh nghiệp làm dự án xây dựng Cụm công nghiệp Gia Thuận 2. Các hộ dân cho rằng, 50 ha rừng phòng hộ tại đây chặt phá giao đất cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Gia Thuận 1, chưa biết hiệu quả ra sao nay tiếp tục thu hồi 50 ha đất rừng phòng hộ là bất hợp lý. 

Một doanh nghiệp đang xây dựng tại Cụm công nghiệp Gia Thuận 1. Ảnh: Minh Đảm.

Một doanh nghiệp đang xây dựng tại Cụm công nghiệp Gia Thuận 1. Ảnh: Minh Đảm.

Bà Võ Thị Dứt cũng không đồng ý khi phải đốn hạ cây rừng hơn 10 năm tuổi để bàn giao đất cho doanh nghiệp. Bà Dứt cho biết, gia đình bà nhận khoán hơn 5 ha đất rừng phòng hộ tại đây để trồng cây dừa nước, cây đước và nuôi thủy sản, nuôi gia súc cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Cuộc sống gắn bó với rừng đang ổn định, nay phải phá bỏ cây rừng, rồi thiên tai, bão lũ xảy ra ai gánh chịu. Đa số người dân tại địa phương muốn gắn bó với tán rừng phòng hộ nơi đây.

Từ năm 2016, UBND tỉnh Tiền Giang có chủ trương thu hồi 100 ha đất rừng phòng hộ tại ấp 5, xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông để giao mặt bằng cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tiền Giang (TICCO) đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 và 2 bằng Quyết định 2107-2108-QĐ-UBND ngày 21/7/2016.

Đến thời điểm này, 50 ha đất rừng cây đước và dừa nước tại đây đã bị đốn hạ, bàn giao cho doanh nghiệp. Người giữ rừng chỉ được bồi thường, hỗ trợ chi phí khai thác, cây rừng. Đến nay, Công ty cổ phần Đầu tư và  xây dựng Tiền Giang đã thực hiện phần san lấp mặt bằng và kêu gọi nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất.

Cụ thể, trong Cụm công nghiệp này đã có 1 dự án của Công ty TNHH GLOBAL RUNNING vào xây dựng cơ sở sản xuất. Riêng Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 đang ở giai đoạn kê biên, áp giá hỗ trợ bồi thường cho các hộ nhận khoán để tiếp tục đốn cây rừng giao đất cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tiền Giang.

Nhiều hộ dân phản đối lấy đất rừng phòng hộ làm Cụm công nghiệp, muốn gắn bó với rừng. Ảnh: Minh Đảm.

Nhiều hộ dân phản đối lấy đất rừng phòng hộ làm Cụm công nghiệp, muốn gắn bó với rừng. Ảnh: Minh Đảm.

Cả 2 cụm công nghiệp có thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Đối với Cụm công nghiệp Gia Thuận 1, qua công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền, đoàn thể địa phương đa phần các hộ nhận khoán chấp nhận khoản tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng mà không khỏi xót xa.

Đối với 19 hộ dân nằm trong dự án Cụm Công nghiệp Gia Thuận 2 đến nay chưa bàn giao mặt bằng. Khi đề cập chủ trương thu hồi đất rừng phòng hộ giao cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng 2 Cụm công nghiệp, ông Võ Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã Gia Thuận cho rằng, rừng phòng hộ đa phần là cây dừa nước hiệu quả kinh tế không cao, còn xây dựng các Cụm công nghiệp thì sẽ giải quyết công ăn việc làm hiệu quả hơn nên chủ trương thu hồi đất rừng phòng hộ là hợp lý.

Tuy nhiên về góc độ phòng chống thiên tai, ông Võ Văn Thông, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang khẳng định: “Rừng phòng hộ theo quy định không được phá, trồng rừng là để chắn gió bão, bảo vệ đê sông, đê biển. Nếu muốn phát triển công nghiệp thì nên chọn diện tích đất khác sẽ hay hơn phá rừng phòng hộ. Vì khi rừng phòng hộ bị chặt rồi sẽ ảnh hưởng đến phòng chống thiên tai rất nhiều”.

Rừng phòng hộ đang dần mỏng đi nhường chỗ cho khu, cụm công nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Rừng phòng hộ đang dần mỏng đi nhường chỗ cho khu, cụm công nghiệp. Ảnh: Minh Đảm.

Khi tìm hiểu về tính pháp lý để thực hiện các dự án này, ông Phạm Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang xác nhận hai dự án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua tìm hiểu, vào năm 2010, tại xã Gia Thuận và Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, dân phải ngậm ngùi đốn bỏ 285 ha cây rừng phòng hộ, bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang.

Đến nay, khu công nghiệp này đã chuyển về UBND tỉnh Tiền Giang tiếp nhận quản lý nhưng cũng chưa được đầu tư và bị bỏ hoang rất lãng phí. Do đó, việc thu hồi đất rừng phòng hộ tại xã Gia Thuận để giao cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Tiền Giang (TICCO) đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 và tiến tới xây dựng Khu công nghiệp Gia Thuận 2 của UBND tỉnh Tiền Giang là điều cần suy xét. 

  • Tags:
Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.