| Hotline: 0983.970.780

Nhật ký Hoàng Sa

Tiếp cận giàn khoan

Thứ Năm 05/06/2014 , 10:15 (GMT+7)

Sau hơn một đêm trên tàu CSB - 2013 của Cảnh sát Biển VN, chúng tôi có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 17 hải lý. Từ tàu CSB - 2013, tôi được chuyển sang tàu CSB - 2016 để tác nghiệp, tiếp cận giàn khoan cách khoảng 10 hải lý./ Lời nhắn nhủ và những giọt nước mắt từ Hoàng Sa

Sau khi PV Hoàng Anh trở về từ Hoàng Sa, một PV khác của Báo NNVN là Đắc Thành đã có chuyến đi dài ngày ở Biển Đông, tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981, chứng kiến những hành động ngang ngược, hung hãn, vô nhân đạo của tàu Trung Quốc tấn tàu Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau hơn một đêm trên tàu CSB - 2013 của Cảnh sát Biển VN, chúng tôi có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan Hải Dương 981 chừng 17 hải lý. Từ tàu CSB - 2013, tôi được chuyển sang tàu CSB - 2016 để tác nghiệp, tiếp cận giàn khoan cách khoảng 10 hải lý. Ghi nhận tại thực địa, Trung Quốc huy động hàng trăm tàu sẵn sàng xua đuổi, hung hãn phun vòi rồng, tấn công tàu Việt Nam.

Đúng 20 giờ ngày 26/5, chúng tôi xuất phát tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để tiến ra Hoàng Sa -  vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép.

10-41-48_nh-1
Giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Hoàng Sa

Tiếng còi tàu cất lên, con tàu rẽ sóng vươn khơi trong đêm. Nằm dưới khoang tàu, từng đợt sóng vỗ vào mạn tàu ầm ầm nhưng ai cũng phấn khích mong sớm có mặt ở vùng biển nóng.

Trong tâm trạng sợ say sóng nhưng chẳng một ai bị phân tâm. Tất cả trong tâm thế sẵn sàng tiến về Hoàng Sa. Rất may đêm chúng tôi đi, sóng chỉ có cấp 2-3 nên ít người bị say. Con tàu lắc lư liên tục nhưng cánh phóng viên cũng cố chợp mắt giữ sức khỏe cho chuyến công tác dài ngày.

Đến 10 giờ ngày 27/5, tàu CSB - 2013 đã có mặt trên vùng biển Hoàng Sa. Thượng úy, thuyền trưởng Hoàng Tuấn Anh, cho biết: “Tàu cách giàn khoan 17 hải lý, sáng nay, nhìn qua hệ thống ra -đa thì Trung Quốc đã dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 so với vị trí ban đầu 22 hải lý về hướng đông đông nam. Đây là đợt dịch chuyển sau 26 ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan”.

10-41-48_nh-2
Cận cảnh giàn khoan Hải Dương 981

Từ boong thượng tàu 2013, bằng mắt thường, chúng tôi nhìn thấy rõ giàn khoan Hải Dương 981 đứng trong chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.

18 giờ 30 phút ngày 27/5, chúng tôi được chuyển sang tàu CSB - 2016 để tác nghiệp.

Sau khi được chuyển sang tàu CSB - 2016, chúng tôi tiếp cận được giàn khoan với khoảng cách gần hơn. Mới lên tàu trong đêm tối, vừa được bố trí ăn nghỉ, chúng tôi chưa làm quen hết với các thủy thủ tàu CSB - 2016 thì vào lúc 20 giờ 42 phút ngày 27/5, thượng úy Quản Đình Dương, thuyền trưởng tàu CSB- 2016 nhận lệnh cùng các tàu CSB, kiểm ngư đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa tiến hành tiếp cận tàu Trung Quốc.

Trực tiếp chỉ huy tàu CSB - 2016, thuyền trưởng Dương ra lệnh phát qua loa: ngành 5 (cơ điện) chuẩn bị máy chính trái và phải.

Chỉ trong chốc lát, tàu CSB - 2016 tăng tốc tiến về phía giàn khoan Hải Dương 981. Đi cùng tàu CSB-2016 có 5 tàu của kiểm ngư và CSB khác. Sau chừng 30 phút tiến thẳng vào giàn khoan, lúc này cách giàn khoan khoảng 10 hải lý thì bị hàng chục tàu hải giám, hải cảnh của Trung Quốc tiến hành xua đuổi.

10-41-48_nh-3
Tàu Trung Quốc ngang ngược xua đuổi tàu Việt Nam

Tàu Trung Quốc chạy tốc độ cao, bám sau các tàu Việt Nam. Cứ một tàu của Việt Nam thì có 2-5 tàu Trung Quốc bao vây, xua đuổi và sẵn sàng đâm va vào tàu Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ được sự hỗ trợ của 5 tàu khác, tất cả tàu Việt Nam đã khôn khéo né tránh nên tàu Trung Quốc không thể va chạm.

Lúc này nhìn trên màn hình ra - đa thì xung quanh khu vực tàu CSB - 2016 dày đặc tàu Trung Quốc bao vây, nhưng bằng sự chỉ huy của thuyền trưởng Quản Đình Dương, tàu CSB - 2016 đã thoát khỏi vòng vây. Sau chừng một giờ bị rượt đuổi, tàu CSB đã thoát khỏi sự truy kích của tàu Trung Quốc và cách vị trí giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 14 hải lý.

10-41-48_nh-4
Tàu Trung Quốc chặn trước đầu tàu Việt Nam để ăn vạ

Để đưa các phóng viên sang tàu khác tác nghiệp thì các tàu phải cập mạn giữa sóng to nên rất khó khăn. Nếu một ai bị sơ sẩy, nguy cơ bị chấn thương rất cao, thế nhưng các thủy thủy đã bảo đảm an toàn tuyệt đối cho phóng viên.
Mỗi lần cập mạn là những lời chia tay, những cái bắt tay, lời thăm hỏi của các chiến sĩ, phóng viên giữa các tàu. Đặc biệt, mỗi lần cập mạn tàu là sự san sẻ thức ăn, nhu yếu phẩm giữa các tàu thể hiện tình đoàn kết giữa biển khơi.

Thực hiện xong nhiệm vụ, các tàu chấp pháp của Việt Nam giữ khoảng cách từ 1-2 liên (1 liên khoảng 180 m) và tắt máy thả trôi. Đêm nay, sóng chỉ cấp 2-3 nên mặt biển yên lặng, con tàu lắc lư trôi dần về phía giàn khoan Hải Dương 981.

Mặc dù ở khoảng cách xa nhưng trên màn hình ra - đa cho thấy, ngoài hàng chục tàu Trung Quốc đang vây quanh bảo vệ giàn khoan thì ở vòng ngoài, cách giàn khoan 30 hải lý về phía Tây Nam có đến 60 tàu cá Trung Quốc, thực chất là tàu quân sự, bảo vệ vòng ngoài.

Từ đêm 27/5 đến sáng 28/5, tàu CSB-2016 cùng với một số tàu khác trôi vào cách giàn khoan Hải Dương 981 tầm 10 hải lý, khi phát hiện ra tàu Việt Nam thì tàu Trung Quốc liên tục chiếu đèn uy hiếp. Để bảo vệ an toàn, tất cả các thủy thủ trên tàu CSB- 2016 thay nhau quan sát tàu Trung Quốc có hành động xua đuổi, đâm va… để có phương án tránh thiệt hại.

Đến 6 giờ 30 phút ngày 28/5, đúng lịch trình, toàn thể thành viên trên tàu CSB - 2016 chuẩn bị ăn sáng. Bữa ăn sáng vừa xong thì tàu 2 tàu Trung Quốc mang số hiệu 22 và 31 cách tàu CSB - 2016 chừng 1 hải lý phun vòi rồng đe dọa, uy hiếp. Nhận định có thể tàu Trung Quốc rượt đuổi, đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam nên các tàu của Việt Nam đã chủ động đi ra xa giàn khoan.

Đến 9 giờ cùng ngày, tàu CSB - 2016 nhận lệnh tiếp cận giàn khoan xua đuổi tàu Trung Quốc, khi cách giàn khoan 10 hải lý thì tàu Trung Quốc đồng loạt chạy với tốc độ cao tiến hành xua đuổi. Biên đội tàu Việt Nam có đến 6 tàu thì cứ một tàu lại có 2 - 3 tàu Trung Quốc vây quanh uy hiếp.

10-41-48_nh-7
Tàu Trung Quốc sẵn sàng phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

Đứng trên boong thượng tàu CSB - 2016 bằng mắt thường nhìn thấy giàn khoan Hải Dương 981 như một cỗ máy khổng lồ án ngữ trên biển. Xung quanh giàn khoan dày đặc tàu Trung Quốc bảo vệ, gồm tàu hải cảnh, hải giám, tàu hộ vệ tên lửa...

Thuyền trưởng Dương cho biết: “Mấy hôm trước tàu của ta tiếp cận giàn khoan 7-8 hải lý nhưng mấy hôm nay tàu Trung Quốc mở rộng khoảng cách bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 từ 10-12 hải lý. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc hạn chế đâm va hơn mấy ngày trước. Nhưng chúng tôi không chủ quan mà luôn chủ động để phòng tránh sự hung hãn của tàu Trung Quốc”.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Hỗ trợ Sơn La phục hồi hơn 15.000ha đất nông lâm nghiệp

Dự án RESTORE Sơn La,dự kiến hỗ trợ phục hồi 6.994ha đất trồng cây ăn quả và 8.239ha đất lâm nghiệp; trồng hơn 13 triệu cây đa mục đích.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.