Ông Lê Văn Thành, ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang (Thừa Thiên- Huế) cho biết, gia đình ông đang nuôi gần 1.000 con vịt, theo chu kỳ vịt thả nuôi từ 52-55 ngày sẽ xuất bán; tuy nhiên, đến nay vịt thả nuôi gần 70 này nhưng vẫn chưa bán được.
Theo ông Thành, số lượng vịt trên đạt trọng lượng 2,5-2,7 kg/con, do không bán được nên mỗi ngày gia đình phải bỏ tiền triệu để chi phí thức ăn, chưa kể công chăm sóc.
Ông Nguyễn Văn Tân, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang cho biết, trên địa bàn huyện hiện có gần 4.000 con vịt trong tổng số 17.800 con đã chuẩn thời kì xuất bán cần tiêu thụ. Gà đang tiêu thụ ổn định nhưng với giá thấp hơn mọi năm.
Không chỉ Phú Vang, nhiều địa phương khác ở Thừa Thiên- Huế người chăn nuôi cũng đang đứng trước bế tắc đầu ra cho đàn gia cầm, trong đó huyện Quảng Điền có hơn 30.000 con gà và 21.000 con vịt cần giải cứu; huyện Phong Điền cũng có hơn 23.000 con vịt của 20 chủ trang trại đến thời kỳ xuất bán chưa tìm được đầu ra.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi mà còn rào cản lớn cho người nông dân trong việc khôi phục, tái đàn. Nhiều địa phương, ngành chức năng đã tiến hành một loạt giải pháp nhằm giúp người nông dân tháo gỡ khó khăn.
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, huyện đã vận động cán bộ, viên chức trên địa tiêu thụ gà, vịt cho bà con, số lượng gà, vịt đã tiêu thụ được thời gian qua khoảng 7.000 con. UBND huyện Phong Điền đang tiếp phối hợp các chủ trang trại để thu mua và vận chuyển lên cung cấp cho cán bộ, viên chức và giáo viên.
Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên- Huế cũng phối hợp với Liên minh HTX tỉnh triển khai Sàn thương mại điện tử kinh tế hợp tác và hiện dữ liệu được ưu tiên đưa thông tin nông sản cần giải cứu cho người dân.
Theo đó, số lượng gà, vịt, cá diêu hồng cần hỗ trợ tiêu thụ đến 25/3 là gần 42.000 con vịt, hơn 38.000 con gà; 44.000 con cá diêu hồng, 500 con vịt trời… Cùng với đó, Sở Công thương Thừa Thiên- Huế đang tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng để có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản, gia cầm cho người dân trên địa bàn.
Không chỉ cơ quan, ban ngành, nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên- Huế cũng đã chung ta hỗ trợ cho người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong đó như, Hội Doanh nhân nữ và các cơ quan ban ngành trên địa bàn thành phố Huế đã hỗ trợ tiêu thụ khoảng hơn 5.000 con vịt. Siêu thị Co.opMart Huế đang phối hợp Sở Công thương Thừa Thiên- Huế để triển khai tiêu thụ các sản phẩm nông sản, gia cầm.
Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, việc kết nối bằng công nghệ qua Sàn quan hệ hợp tác kinh tế để mở rộng thông tin kết nối giữa để hạn chế tiếp xúc giữa người bán và khách hàng. Đây là công cụ hữu ích giúp người dân giải cứu nông sản hiện đang tồn đọng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang lây lan.
Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tổng hợp nhu cầu mua nông sản của cán bộ công chức và yêu cầu lực lượng này mua hàng hỗ trợ bà con...