| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp cứu rừng tràm

Thứ Tư 26/12/2012 , 10:13 (GMT+7)

Cây tràm mất giá đã khiến nông dân Kiên Giang quay lưng với rừng tràm dẫn đến diện tích giảm mạnh.

Thu hoạch cừ tràm
Cây tràm mất giá đã khiến nông dân Kiên Giang quay lưng với rừng tràm dẫn đến diện tích giảm mạnh. Nhằm “cứu” rừng tràm, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã phối với chính quyền tỉnh Kiên Giang triển khai các biện pháp nhằm nâng cao năng suất là lợi nhuận từ cây tràm, giúp nông dân an tâm SX.

Rừng tràm là hệ sinh thái độc đáo từng bao phủ phần lớn diện tích ở ĐBSCL. Những khu rừng này đặc biệt thích nghi với các vùng đất khó khăn, bị nhiễm phèn nặng ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số và nhu cầu nông nghiệp hóa đã làm cho diện tích rừng tràm ngày càng bị thu hẹp. Đặc biệt là những năm gần đây, cây tràm bị rớt giá đã khiến nhiều nông dân đã phá bỏ rừng tràm  không thương tiếc.

Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước được coi là thời “vàng son” của cây tràm. Lúc đó tràm được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà (làm cừ móng nhà) nên nhu cầu rất lớn, mỗi ha tràm trưởng thành có giá từ 60- 80 triệu đồng. Đã có không ít hộ nông dân ở một số vùng đất chua mặn của tỉnh Kiên Giang thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ cây tràm, thậm chí là tỷ phú trồng tràm.

Hiệu quả kinh tế cao từ cây tràm đã thôi thúc nông dân các huyện An Minh, Vĩnh Thuận, Hòn Đất… đua nhau trồng tràm. Nhưng rồi cừ tràm bị thất sủng, giá gỗ tràm sụt giảm thảm hại, tràm đến tuổi khai thác không bán được khiến nhiều người bị thua lỗ nặng.

Ngay cả những hộ dân ở vùng đệm vườn quốc gia U Minh Thượng, dù đã cam kết phải giữ lại 1 ha tràm trong tổng số 4 ha đất được giao cũng lén lút phá bỏ rừng tràm để chuyển qua trồng lúa. Vì vậy mà diện tích rừng tràm SX ở Kiên Giang ngày một teo tóp dần.

Theo các chuyên gia của GIZ, trước đây nông dân trồng tràm chỉ với suy nghĩ duy nhất là để bán làm cừ nhà. Vì vậy, khi cừ tràm bị khủng hoảng thừa họ không biết phải làm gì. Thực tế với công nghệ hiện nay, gỗ tràm có thể làm ra nhiều sản phẩm như gỗ xẻ, ván ghép, ván nhân tạo MDF…

Theo các chuyên gia của GIZ, rừng tràm có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học, lưu trữ và tái tạo nguồn nước ngọt, hấp thụ cácbon, làm giảm ảnh hưởng của lụt lội và xói mòn, cung cấp gỗ cho xây dựng và chất đốt, cung cấp vật liệu làm đồ thủ công, cung cấp dầu, mật ong, dược thảo và các sản phẩm khác từ rừng.

Vì vậy dứt khoát chúng ta phải nghĩ đến chế biến thì mới tạo ra giá trị gia tăng cho cây tràm. Ông Chu Văn Cường, cán bộ quản lý dự án GIZ tại Kiên Giang cho biết, nhu cầu thị trường đối với các loại gỗ có giá trị cao như gỗ xẻ và gỗ lạng là rất lớn. Gỗ tràm khá hấp dẫn và phù hợp để SX các sản phẩm có giá trị cao nên luôn có thị trường đầu ra. Tuy nhiên để làm được điều này thì phải có những cây tràm lớn.

Qua nghiên cứu cho thấy, tập quán trước đây của nông dân là trồng tràm với mật độ rất dày (trên 10.000 cây/ha), để tạo ra nhiều cừ tràm nên khích thước cây nhỏ. Vì vậy, cần phải tiến hành kỹ thuật lâm sinh để tăng năng suất và lợi nhuận của các khu rừng tràm SX gỗ tròn.

“Giải pháp GIZ đang thử nghiệm là tạo khoảng cách, tỉa thưa để tạo ra những cây tràm có kích thước lớn, đồng thời loại bỏ đi các cây bị dị tật. Ngoài ra, để rút ngắn chu kỳ canh tác, các chuyên gia cũng thử nghiệm chế độ bón phân đối với cây tràm trên đất phèn. Các thử nghiệm cho thấy, khi được tỉa thưa và bón phân cân đối cây tràm phát triển rất tốt, có thể tạo ra cây gỗ lớn để phục vụ SX đồ gỗ chất lượng cao. Vấn đề còn lại là phải quy hoạch SX, xây dựng nhà máy chế biến để tiêu thụ gỗ tràm, từ đó sẽ mở ra triển vọng mới cho rừng tràm phát triển”, ông Cường cho biết.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm