| Hotline: 0983.970.780

Tìm thấy 12 thi thể tai nạn máy bay Sukhoi

Thứ Bảy 12/05/2012 , 11:19 (GMT+7)

Cuối ngày 11-5, Cục Tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia (Basarnas) xác nhận tìm thấy 12 thi thể gần khu vực máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga gặp nạn ở núi Salak tại Bogor, Tây Java.

Cuối ngày 11-5, Cục Tìm kiếm cứu hộ quốc gia Indonesia (Basarnas) xác nhận tìm thấy 12 thi thể gần khu vực máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga gặp nạn ở núi Salak tại Bogor, Tây Java.

>> Tiếp cận thi thể nạn nhân tai nạn máy bay Nga
>> Máy bay Nga gặp nạn ở 'tử địa hàng không'
>> Nga lập đội chuyên gia tìm kiếm máy bay mất tích tại Indonesia


Các nhân viên cứu hộ Indonesia phủ kín thi thể một nạn nhân trong khi chờ đợi máy bay trực thăng đưa đi - Ảnh: AP

Giám đốc Basarnas, phó tư lệnh Daryatmo, nói vẫn chưa thể đưa các thi thể được tìm thấy ra khỏi hiện trường tai nạn, theo báo Jakarta Post.

Đội tìm kiếm cứu hộ gồm 85 thành viên của Basarnas, quân đội và cảnh sát Indonesia, hiện đang chuẩn bị một sân bay trực thăng dã chiến ở gần khu tai nạn để chuyển những thi thể ra.

“Nhóm cứu hộ đến hiện trường tai nạn vào lúc 10g (ngày 11-5, giờ địa phương). Chúng tôi đã tìm thấy 12 nạn nhân, tất cả đều được xác nhận đã chết - ông Daryatmo nói trong một cuộc họp báo, giải thích thêm rằng không có dấu hiệu nào của người còn sống sót - Chúng tôi xin bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc với gia đình và người thân của các nạn nhân”.

Bộ trưởng an sinh xã hội Indonesia Agung Laksono cũng có mặt trong cuộc họp báo, nói chính quyền sẽ trả tất cả chi phí y tế và tìm kiếm thay cho các gia đình nạn nhân. “Nhà sản xuất Sukhoi Superjet 100, cùng các đối tác Indonesia, cũng xác nhận sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho gia đình và người thân tất cả nạn nhân”, ông Agung nói ở phi trường quốc tế Halim Perdanakusuma, Đông Java.

Ông cũng mong người dân Indonesia và cộng đồng quốc tế kiên nhẫn, do việc tìm kiếm cứu hộ là hết sức khó khăn.

Chiếc máy bay đâm vào một vách đá gần như thẳng đứng, đội cứu hộ đã phải sử dụng dây thừng để leo lên hiện trường tai nạn, qua những cánh rừng rậm rạp, theo lời người phát ngôn Barsanas Gagah Prakoso. Sương mù dày đặc và địa hình núi non hiểm trở khiến các máy bay trực thăng không tìm được chỗ đáp.

Để thiết lập một sân bay dã chiến, Daryatmo nói binh sĩ, cảnh sát và các tình nguyện viên phải tiến hành chặt bớt cây ở một khu vực tương đối bằng phẳng.

Các điều tra viên của Nga và Pháp đã có mặt ở Indonesia nói chiếc máy bay có thể đã đâm vào sườn núi ở tốc độ 800 km/giờ.

Cuộc điều tra về nguyên nhân tai nạn có thể kéo dài 12-15 tháng, Hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời một đại diện của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia.

Ủy ban điều tra đặc biệt của Nga đã quyết định điều tra hình sự vụ việc, với khả năng đã có vi phạm an toàn bay liên quan tới tai nạn, theo lời người phát ngôn ủy ban Vladimir Markin.

Hãng hàng không Aeroflot, hiện đang sử dụng sáu máy bay Superjet, nói họ sẽ không ngưng hoạt động của các máy bay này. “Tất cả máy bay Superjet được kiểm tra kỹ thuật hằng ngày và các chuyến bay vẫn diễn ra theo lịch trình”, hãng nói trên trang Twitter.

Trong ngày 11-5, Yekaterina Solovyova, một tiếp viên của Hãng Aeroflot, đã bị sa thải vì đùa cợt về vụ tai nạn ở Indonesia trên trang Twitter của cô. Người phát ngôn Aeroflot, Irina Dannenberg, nói với Hãng tin InterFax rằng hãng không chấp nhận một tiếp viên đùa cợt trên cái chết của hành khách và các đồng nghiệp.

Theo Tuổi trẻ

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm