| Hotline: 0983.970.780

Tín hiệu tích cực khi sử dụng vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thứ Sáu 13/01/2023 , 10:44 (GMT+7)

Sau khi tiêm vacxin AVAC ASF LIVE 4 tuần, 660 mẫu máu thu tại 41 trại của Công ty C.P Việt Nam cho thấy tỷ lệ lợn có đáp ứng miễn dịch đạt 94,85%.

Từ khi xuất hiện ở Việt Nam, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến hết sức phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi giống lợn, tỷ lệ lợn chết khi mắc bệnh lên đến 100%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của người chăn nuôi nói riêng, sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung.

Vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi  AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã được cấp phép lưu hành vào ngày 08/7/2022 và đưa vào sử dụng có giám sát tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi  AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã được cấp phép lưu hành vào ngày 08/7/2022 và đưa vào sử dụng có giám sát tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp của Bộ NN-PTNT, sự nỗ lực của các địa phương, DTLCP đã cơ bản được khống chế trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm này tái phát, lây lan trên diện rộng vẫn rất cao nếu không có vacxin phòng bệnh hiệu quả.

Theo thống kê, hơn 100 năm qua, kể từ khi bệnh DTLCP được phát hiện, mặc dù có hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan tới virus DTLCP và phát triển vacxin của các nhà khoa học được công bố, tuy nhiên, trên thế giới chưa có vacxin thương mại phòng bệnh DTLCP.

Trước thực tế đó, được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT, Cục Thú y, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC) đã tiếp nhận chủng giống virus DTLCP và tổ chức nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng bệnh DTLCP.

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), vacxin phòng bệnh DTLCP AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam phát triển đã được cấp phép lưu hành vào ngày 08/7/2022 và đưa vào sử dụng có giám sát tại các trang trại chăn nuôi lợn.

Sau khi được phép lưu hành, Cục Thú y tiếp tục giám sát chất lượng 10 lô vacxin và đánh giá hiệu quả sử dụng 600.000 liều vacxin AVAC ASF LIVE (công văn số 1059/KH-TY-DT ngày 08/07/2022 của Cục Thú y về kế hoạch giám sát và sử dụng vacxin phòng bệnh DTLCP AVAC ASF LIVE).

Kết quả giám sát cho thấy, vacxin AVAC ASF LIVE an toàn trên lợn được tiêm tại tất cả các trang trại và có đáp ứng miễn dịch tốt.

Kết quả giám sát cho thấy, vacxin AVAC ASF LIVE an toàn trên lợn được tiêm tại tất cả các trang trại và có đáp ứng miễn dịch tốt.

Theo Cục Thú y, tính đến đầu tháng 1/2023, 4 lô vacxin đầu tiên sản xuất năm 2022 của AVAC đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu chất lượng, đảm bảo các chỉ tiêu tinh khiết, an toàn và hiệu lực. Gần 300.000 liều vacxin AVAC ASF LIVE đã được triển khai tiêm tại hơn 200 trang trại nuôi lợn thịt có quy mô khác nhau.

Kết quả giám sát cho thấy, vacxin AVAC ASF LIVE an toàn trên lợn được tiêm tại tất cả các trang trại và có đáp ứng miễn dịch tốt. Điều đáng chú ý là vacxin AVAC ASF LIVE đã được sử dụng và đánh giá cao tại một số công ty chăn nuôi lớn.

Tính tới thời điểm giữa tháng 12/2022, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) đã tiến hành tiêm vacxin AVAC ASF LIVE cho 271.424 lợn thịt tại 226 trại thuộc 30 chi nhánh của công ty. Toàn bộ lợn sau khi tiêm vacxin đều khỏe mạnh. Sau thời điểm tiêm vacxin 4 tuần, Công ty C.P tiến hành lấy mẫu máu kiểm tra đáp ứng miễn dịch của vacxin bằng phương pháp ELISA. Kết quả kiểm tra 660 mẫu máu thu thập tại 41 trại cho thấy tỷ lệ lợn tiêm vacxin có đáp ứng miễn dịch (số mẫu có kháng thể kháng virus DTLCP, ELISA dương tính) đạt 94,85%. Trong tháng 12/2022 và tháng 1/2023, mỗi tháng Công ty C.P sử dụng hơn 200.000 liều vacxin AVAC ASF LIVE tại các trại nội bộ của công ty.

Đây là những tín hiệu rất khả quan về hiệu quả sử dụng vacxin phòng bệnh DTLCP do Việt Nam sản xuất.

Tiến hành tiêm vacxin AVAC ASF LIVE tại một số đơn vị của Quân Khu 9 ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp.

Tiến hành tiêm vacxin AVAC ASF LIVE tại một số đơn vị của Quân Khu 9 ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp.

Vacxin DTLCP AVAC ASF LIVE là vacxin nhược độc, đông khô. Virus vacxin được nhược độc hóa bằng phương pháp cắt bỏ gen độc và nuôi trên môi trường trên tế bào dòng DMAC do Công ty Cổ phần AVAC tự phát triển. Vacxin AVAC ASF LIVE được khuyến cáo sử dụng cho lợn thịt từ 8 - 10 tuần tuổi trở lên, không sử dụng cho lợn sinh sản (hậu bị, nái và đực giống). Sau 2 - 4 tuần tiêm một mũi vacxin AVAC ASF LIVE, lợn bắt đầu có bảo hộ và thời gian bảo hộ kéo dài 4 tháng.

 

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Ngày hội tôn vinh trái đặc sản thanh trà Vĩnh Long

Vĩnh Long Sự kiện nhằm quảng bá giống thanh trà Bình Minh, đồng thời kết nối doanh nghiệp, du khách và thúc đẩy du lịch địa phương.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất