| Hotline: 0983.970.780

Tín vật tình yêu của người Dao đỏ

Thứ Tư 14/02/2024 , 13:54 (GMT+7)

Thay cho những thanh sô cô la, hoa hồng, người vùng cao có cách thể hiện tình yêu hết sức ý nghĩa và độc đáo.

Những trang sức bằng bạc vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống người Dao đỏ ở Dền Sáng. Ảnh: T.Hường.

Những trang sức bằng bạc vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống người Dao đỏ ở Dền Sáng. Ảnh: T.Hường.

Ngày lễ Tình yêu 14/2 là ngày đặc biệt đối với những đôi lứa đang yêu. Giữa ngày xuân nồng nàn, những câu chuyện tình yêu càng làm cho nhịp sống nhẹ nhàng và ấm áp hơn. Tại Dền Sáng (huyện Bát Xát, Lào Cai) không chỉ có khung cảnh núi non hùng vĩ với những cánh rừng già nguyên sơ và mà còn có những câu chuyện tình yêu ngọt ngào, tín vật tình yêu của người vùng cao.

Bà Phàn Lở Mẩy dù năm nay đã hơn 60 tuổi nhưng từ khi làm dâu đến nay không ngày nào xao nhãng công việc thêu thùa, bếp núc. Người phụ nữ vùng cao còn luôn chăm chút cho hạnh phúc gia đình. Còn với người đàn ông, những chiếc vòng bạc tặng cho người mình yêu như một cách thể hiện tình yêu, luôn giữ cho tình cảm vợ chồng được bền chặt.

"Vòng cô dâu thì tôi cất cẩn thận rồi, những cái vòng nhỏ này thì đeo chơi và luôn rất quý. Các con ở nhà đều có những vòng như thế này cả", bà Phàn Lở Mẩy ở thôn Trung Chải, xã Dền Sáng nói.

Với người Dao đỏ ở Dền Sáng, chiếc vòng bạc rất quan trọng. Đây là chiếc vòng hỏi vợ và là tín vật tình yêu của những đôi vợ chồng. Vòng hỏi vợ thì bao giờ cũng phải có cặp, có đôi. Đôi vòng hỏi vợ của người Dao đỏ được làm bằng bạc trắng, to bản, có hình xoắn ốc đặc biệt, chạm trổ nhiều hoa văn tinh xảo. Đây là lễ vật không thể thiếu trong buổi se duyên cho trai gái nên đôi.

Ông Phàn Láo Tả ở thôn Trung Chải, xã Dền Sáng cho biết, gia đình có bao nhiêu đứa con trai thì phải có bấy nhiêu đôi vòng. Mùa xuân thì mang đôi vòng này đến nhà cô gái muốn hỏi cưới để làm tín vật. Khi nào cô gái không trả lại đôi vòng thì cô gái được làm dâu, gia đình hai bên tổ chức đám cưới vui vẻ.

Để làm được một đôi vòng tinh xảo phải dùng bạc trắng tốt nhất, người thợ bạc cẩn trọng, chạm khắc cầu kỳ rất nhiều hoa văn đặc trưng của người Dao. Ở Dền Sáng hiện chỉ còn có 4 hộ dân biết làm vòng đặc biệt này.

Cặp vòng tay cùng trang sức bằng bạc quan trọng đối với những cô gái Dao đỏ khi làm dâu. Ảnh: T.Hường. 

Cặp vòng tay cùng trang sức bằng bạc quan trọng đối với những cô gái Dao đỏ khi làm dâu. Ảnh: T.Hường. 

Ông Tấn Phú Lìn ở thôn Nậm Giàng, xã Dền Sáng cho hay, khó nhất là hoa văn, phải làm tỉ mỉ. Mẫu vòng có từ ngày xưa do các cụ để lại chứ mình không thể tự nghĩ ra được. Gia đình tôi làm nghề chạm bạc đã được hơn 10 năm nay. Thu nhập từ nghề không cao nhưng tôi vẫn giữ gìn vì là nghề của ông cha truyền lại. Khi con trai đủ lớn, tôi sẽ tiếp tục truyền lại nghề cho con.  

Gìn giữ nét đẹp của phong tục cưới hỏi cũng là cách để đồng bào người Dao đỏ ở Dền Sáng lưu giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc từ bao đời nay. Gần đây, điều kiện kinh tế của người dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng bạc trong việc cưới hỏi của đồng bào Dao đỏ ở Dền Sáng lại tăng lên giúp cho nghề chạm bạc truyền thống tất bật hơn, nhất là những dịp cuối năm.

Theo UBND xã Dền Sáng, chạm bạc là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Dao đỏ ở Dền Sáng và đang trở thành một trong những sản phẩm thu hút du khách, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.