| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ làm nhãn hiệu sản phẩm OCOP tối đa 35 triệu đồng

Chủ Nhật 26/05/2024 , 15:43 (GMT+7)

Tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc có 140 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Thu hoạch thanh long ở huyện Lập Thạch. Ảnh: Vân Đình.

Thu hoạch thanh long ở huyện Lập Thạch. Ảnh: Vân Đình.

Thông qua chương trình OCOP, nhiều nông sản hay đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc đã bước đầu được truyền thông, quảng bá đến với người tiêu dùng, được đưa vào các kênh phân phối hiện đại như cửa hàng, siêu thị và một số sàn thương mại điện tử lớn, góp phần nâng cao thu nhập cho chủ thể. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại như số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh một số nhưng chưa được chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh mới chỉ tập trung vào hoạt động đào tạo, tập huấn, tư vấn để làm sao hoàn thiện hồ sơ sản phẩm phục vụ cho việc tham gia đánh giá, phân hạng OCOP nhưng chưa có hỗ trợ để các chủ thể đa dạng hóa sản phẩm. Tiềm lực vốn, khả năng quản trị của nhiều chủ thể OCOP vẫn còn hạn chế nên bị động trong việc xây dựng thương hiệu, giữ thương hiệu cũng như nâng sao, tìm kiếm thị trường. Bởi thế họ đã không biết cách tận dụng cơ hội sản phẩm được đánh giá, xếp hạng OCOP để phát triển lên tầm cao mới.  

Để tháo gỡ những nút thắt này, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP, mới đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 51 về hỗ trợ triển khai chương trình OCOP đến năm 2025. Cụ thể, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí đăng ký nhãn hiệu tối đa đến 35 triệu đồng và hỗ trợ một lần chi phí in tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm với chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên. Đồng thời, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể OCOP đưa sản phẩm của mình tham dự các hội chợ, hội thảo, triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá; tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông cho các chủ thể cũng như người tiêu dùng về tác dụng của chương trình OCOP và sự khác biệt của sản phẩm OCOP so với sản phẩm thông thường; học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong việc tổ chức sản xuất, quảng bá sản phẩm; tăng cường chuyển đổi số để đưa sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội như zalo facebook...

Xem thêm
Bình Thuận giải quyết thiếu nước sinh hoạt cho huyện đảo Phú Quý

Tỉnh Bình Thuận đã thống nhất giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt cho huyện đảo Phú Quý, trong đó cho đầu tư các hạng mục công trình, nâng cấp công suất nhà máy nước.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm