| Hotline: 0983.970.780

Tòa án Tối cao Ukraine chống lại luật thanh trừng người chế độ cũ

Thứ Ba 18/11/2014 , 09:35 (GMT+7)

Luật tương tự đã bị phán quyết là vi phạm một phần hoặc hoàn toàn hiến pháp tại các tòa án ở các nước khác như Hungary, Ba Lan, Albania và Romania.

Ngày 17/11, Tòa án Tối cao Ukraine đã bỏ phiếu đồng thuận tỷ lệ 27/43 thẩm phán đồng ý đòi không công nhận luật này tại Tòa án Hiến pháp trong khi có nhiều người lên án luật được Quốc hội thông qua vào tháng 9 và Tổng thống Poroshenko ký ban hành vào ngày 9/10 này đã vi phạm Hiến pháp và luật pháp quốc tế.

Hãng tin Kyivpost dẫn nguồn tin từ Chủ nhiệm Tòa án Tối cao Yaroslav Romanyuk cho biết luật này đã đi ngược lại nguyên tắc độc lập tư pháp trong hiến pháp khi tiến hành sa thải các thẩm phán đã có quyết định xử phạt những người đã tham gia vào Cuộc cách mạng Euromaidan (phong trào người biểu tình ủng hộ Ukraine đi theo phương Tây tổ chức ở Quảng trưởng Maidan), cũng như các công chức hàng đầu thuộc Đảng Cộng sản và những nhân viên và mật vụ cũ của KGB, đồng thời sẽ kiểm tra tất cả các vị thẩm phán của nước này xem có hành vi tham nhũng hay không.

Hãng tin này dẫn lại một phát biểu của phóng viên tờ Ukrainska Pravda là Dmytro Gnap đăng tải trên Facebook ngày 17/11 cho biết ông Chủ nhiệm Tòa án Tối cao Romanyuk là lãnh đạo không chính thức của phong trào chống lại luật xét lại tư cách này cùng với lời phóng viên này nói rằng: Đây (những thẩm phán bị luật nhắm đến) là những thẩm phán hủ bại nhiều nhất và là những kẻ đã xét xử những người hoạt động phong trào EuroMaidan. Chúng ta sẽ phải nhắc cho họ biết “ra khỏi thùng rác” là như thế nào (phóng viên này muốn nhắc đến một trào lưu nổi lên gần đây ở nước này là ném các vị quan chức dưới thời Tổng thống cũ Yanukovych vào sọt rác).

Kyivpost trích lời nghị sĩ Leonid Yemets, người đồng bảo trợ cho luật này và lên án quyết định chống lại luật trên của Tòa án Tối cao nói rằng: “Họ (những thẩm phán ở Tòa Tối cao) đang làm tăng khoảng cách giữa người dân và tòa án. Người dân Ukraine không hiểu họ đang theo những nguyên tắc gì”. Và ông này còn dọa rằng nếu Tòa Hiến pháp hủy bỏ luật này thì Quốc hội sẽ lại thông qua một luật xét lại tư cách khác thậm chí còn chặt chẽ hơn nữa.

Yegor Sobolev, tác giả của luật trên và là người đứng đầu của Ủy ban Xét lại tư cách (một tổ chức phi chính phủ) thì mô tả hành động của Tòa án Tối cao là “ngu ngốc và vô đạo đức” và bảo rằng cái hệ thống này (ngành tư pháp) “không chịu chấp nhận bị thanh lọc”. Ông này cũng dọa sự phẫn nộ của người dân với hành vi phá hoại luật này sẽ đem lại hậu quả là các quan chức và thẩm phán sẽ “bị ném ra ngoài cửa sổ”. Ông còn lớn tiếng nói rằng ngày trước khi người dân muốn hành quyết những quan chức và thẩm phán sau khi lật đổ Yanukovych vào tháng 2, các nhà lãnh đạo phong trào EuroMaidan đã phải ngăn họ lại vì muốn thay đổi hệ thống một cách văn minh hơn. “Nay người dân đang chất vấn tại sao lại ngăn họ đấy. Sẽ phải có công lý hoặc là hành quyết không cần có công lý”.

Được biết, không chỉ có Tòa án Tối cao mà Cơ quan Tình báo Nước ngoài cũng đã phản đối luật này và đòi đưa luật ra Tòa Hiến pháp xem xét lại, trong khi Đảng Khu vực trước đây đã ủng hộ cho Tổng thống cũ Yanukovych cũng công bố kế hoạch thực hiện tương tự. Ngoài ra, tính hợp pháp của luật này còn bị chất vấn bởi Công tố trưởng Vitaly Yarema và lãnh đạo tổ chức Nhân quyền Kharkiv là Yevhen Zakharov.

Theo luật sư tư vấn Leonid Antonenko của công ty luật Sayenko Kharenko ở Ukraine hình như là luật này với sự thông qua của Tổng thống đang không được thừa nhận vì nếu không thì lẽ ra Cơ quan Tình báo Nước ngoài là cơ quan báo cáo trực tiếp lên tổng thống đáng lý ra không nên phản đối luật này mới đúng.

Theo Kyivpost, nhiều luật sư cho rằng nguyên tắc sa thải tập thể mà luật này điều chỉnh là trái với Điều 61 của Hiến pháp Ukraine, theo đó trách nhiệm pháp lý phải được quy định theo từng cá nhân.

Cũng theo Kyivpost, luật xét lại tư cách (hay thanh lọc quyền lực của đối thủ) này đã bị phán quyết là vi phạm một phần hoặc hoàn toàn hiến pháp tại các tòa án ở các nước khác như Hungary, Ba Lan, Albania và Romania.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.