| Hotline: 0983.970.780

Tôi cũng từng đi Mỹ

Chủ Nhật 20/06/2021 , 07:20 (GMT+7)

Tôi nói được câu trên từ 20/7/2013. Trước đó nhiều lãnh đạo đều búng tay rất nhẹ - Đi Mỹ? Dễ mà. Tôi khấp khởi chờ, nhưng...

Ảnh tác giả chụp tại bang Tennessee.

Ảnh tác giả chụp tại bang Tennessee.

I

Các sếp cứ lần lượt nghỉ hưu mà xứ nước Mỹ xa xôi vẫn cứ là xa xôi.

Bất ngờ, tháng 6/2013, khi thời gian nhận sổ hưu chỉ còn dăm tháng, Phó Tổng biên tập Trịnh Bá Ninh nói qua điện thoại - Ông Ngọc có đi Mỹ được không?

Chương trình tại Mỹ của đoàn nhà báo chuyên viết về Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ bắt đầu tại bang Tennessee, phía đông Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải tự bay đến bờ tây, rồi từ tây bay sang đông. Thủ tục nhập cảnh tại Los Angeles khá nhanh, chỉ mất chừng 1 phút.

Nhân viên công lực cửa khẩu to con như bò mộng nhưng tươi tắn - OK. Please pass. Xin chúc mừng ông. Bắt đầu từ lúc này ông sẽ được nước Mỹ bảo vệ. Tôi sững sờ, các sân bay quốc tế danh tiếng mà tôi từng qua như Paris, Amsterdam, Bắc Kinh, Kuala Lumpur … chưa có nơi nào nói được câu tương tự.

II

Chúng tôi được bố trí ở khách sạn Parthenon thành phố Nashville, thủ phủ của bang Tennessee. Vừa nhận phòng thì nghe tiếng kèn trống ầm ĩ, thì ra một xe tải chở cả một ban nhạc đang quảng cáo lưu động cho show diễn quốc tế nhạc đồng quê (country music).

Tennessee không chỉ có thế mạnh về nông nghiệp, mà còn là thủ phủ của dòng nhạc này. Chúng tôi là những nhà báo chuyên viết về nông nghiệp, nơi đến của chúng tôi là Khoa Nông nghiệp của 2 trường đại học tại bang này là TSU và MTSU, là các chợ nông sản kiêm khuyến nông cộng đồng dành cho nông dân, là các hội chợ do khoa nông nghiệp TSU bảo trợ, là kênh truyền hình chuyên về nông sản, là cung cách quản lý giống cây trồng, vật nuôi…

Tuy bận rộn với lịch làm việc khít rìn rịt nhưng chúng tôi vẫn tranh thủ ra chợ trời để có thể lựa quần áo cao bồi, mua am-ly cũ, mua đĩa CD, VCD gốc (không phải sao chép) với giá khoảng 60.000 đồng, vào quán bia đèn mờ nghe nhạc jazz sống với giá 3 USD/lon. Vui đáo để.

Hôm ở bang IOWA, chúng tôi được Việt kiều tên Nam quê Bình Chánh (TP.HCM) là tài xế hợp đồng của đoàn, dẫn đi uống bia xem múa cột, với giá vé 12 USD/show 30 phút, với lời dặn - Chỉ xem thôi, đừng có dậm giật chân tay mà đụng vào. Thấy có người ra chiều ái ngại, Nam hối - Vào đi. Vào xem cho biết, body đẹp lắm, bốc lửa...

Ảnh tác giả chụp tại hội chợ máy nông nghiệp do Khoa Nông nghiệp - Đại học TSU bảo trợ.

Ảnh tác giả chụp tại hội chợ máy nông nghiệp do Khoa Nông nghiệp - Đại học TSU bảo trợ.

Chẳng hiểu ngân sách bang này thế nào mà dám dành ra 200ha “đất vàng” trung tâm thành phố Nashville cho đại học TSU. Có tiền thân là một trường kỹ thuật nông nghiệp từ 1912, TSU hiện nay là trường đại học công lập đa ngành dành cho người da đen và học sinh quốc tế phần lớn từ một số nước Nam Mỹ và Trung Quốc với mức học phí 40.000 - 60.000 USD/năm bao gồm ăn ở (riêng học sinh da đen bản địa thì miễn phí).

Tại phòng thí nghiệm sinh học, chúng tôi được xem các sinh viên thao tác xác định marker gene (gene đánh dấu) với tốc độ nhanh không tưởng - 45 phút, kể cả thời gian nghiền mẫu, rửa mẫu, ly tâm và so sánh mẫu, trong lúc cũng những thao tác ấy nhưng phòng thí nghiệm của một viện khọc học hàng đầu trong nước phải mất một vài ngày, có khi cả tuần.

Trong số giáo sư hướng dẫn đoàn, có một tiến sỹ người Trung Quốc đang nghiên cứu về thực phẩm chức năng, lãnh vực mà tôi thường để ý. Qua trao đổi tôi mới biết Mỹ cũng có “hoạt huyết dưỡng não” chiết xuất từ cây đinh lăng. TSU nhận nghiên cứu sinh tương đối thoải mái nếu có thầy đồng ý hướng dẫn. Chí phí cho bằng thạc sỹ khoảng 90.000 USD cho 1,5 năm, bằng tiến sỹ khoảng 150.000 USD cho 2 - 2,5 năm.

Đến Mỹ mới biết người Mỹ thực dụng cỡ nào, cái gì cũng có thể thuê. Chúng tôi đã đến thăm một cơ sở chuyên cho thuê phòng thí nghiệm, tùy theo nhu cầu mà có thuê từ thiết bị đắt tiền đơn lẻ có giá trên 100.000 USD đến những ống nghiệm chịu nhiệt giá chỉ chục đô, từ cái kính hiển vi quang học đến kính hiển vi điện tử, hoặc thuê nguyên cả lab trong khoảng thời gian 1 tháng, 2 tháng, 1 năm…

Tương tự, ông chủ kênh truyền hình nông sản mà chúng tôi thăm cũng có thể mua camera, bàn dựng, nếu không cũng có thể đi thuê. Có lẽ thuê mướn là một trong những tác nhân giúp cho cơ hội khởi nghiệp, thăng tiến được mở rộng ra cho tất cả mọi người.

III

Tuy Tennessee là bang truyền thống nông nghiệp nhưng phải qua Iowa mới chấm phá được đôi nét về nền nông nghiệp Mỹ. Bang này còn có tên bang Ngô (The Tall Corn State) vì bạt ngàn ngô.

Tiếp chúng tôi, chủ một trang trại là một nông dân lực lưỡng, cao khoảng 2m, độ 60 - 65 tuổi, da đỏ au như gà chọi. Phụ việc với ông có 2 con trai, một anh là kỹ sư cơ khí, một anh là kỹ sư tin học. Chỉ 3 cha con mà đảm nhận tất cả các công đoạn từ làm đất, gieo hạt, làm cỏ, bón phân, thu hoạch trên diện tích 650ha.

Nông cụ của ông toàn là những máy móc khổng lồ, máy cày 250 ngựa, 8 lưỡi; máy gieo hạt có đôi cánh tay gieo rộng 50m… Tất cả đều gắn thiết bị tự động và định vị GPS. Ông cho biết, trang trại của ông chỉ ở mức trung bình, có nhiều trang trại có diện tích trên 1.000ha.

Các nhà báo thăm trang trại ngô ở bang Iowa.

Các nhà báo thăm trang trại ngô ở bang Iowa.

Một điều bất ngờ, hôm sau chúng tôi lại gặp lại ông cùng hàng nghìn nông dân trong cuộc vận động bầu cử thượng viện. Xem cung cách ứng xử cũng đủ biết quyền lực của nghị sĩ không thua kém thống đốc bang. Hôm ấy, sau khi nghe thượng nghị sỹ đảng Cộng Hòa thuyết trình về những chính sách và các chương trình làm việc nếu ông ta tái đắc cử, ông nông dân đã ký ngay séc ủng hộ ứng viên nọ 10.000 USD.

Nói đến Iowa không thể không nhắc đến hai “gã khổng lồ” về công nghệ sinh học là Pioneer và Monsanto. Tại Pioneer, chúng tôi được xem dàn máy phân tích gene 45 cái (năm 2012, Nhà nước mua trang bị cho một số viện nghiên cứu với giá 10 tỉ VND/cái) lặng lẽ, cặm cụi làm việc trong một phòng thí nghiệm rộng vài trăm m2 như một xưởng đào tiền ảo Bitcoin bên Trung Quốc; được xem các quần áo chế tạo từ thân cây ngô, được giám đốc truyền thông nói về cách cộng tác của chúng tôi khi về Việt Nam.

Nổi danh hơn, to lớn hơn, hiện đại hơn Pioneer là Monsanto. Đây là nơi mà Steve Jobs, cha đẻ của iPhone, ủy thác giải mã bộ gene của chính ông khi qua đời. Đây là nơi luôn có siêu máy tính chạy nhanh nhất thế giới. Đây là nơi mà trung bình cứ 1 ngày lại có một giải pháp kỹ thuật mới được công nhận, 1 tuần có một phát minh được nhà nước Mỹ cấp quyền sở hữu trí tuệ.

Nhờ có siêu máy tính, hàng nghìn máy phân tích gene và đội ngũ hàng nghìn nhà khoa học trên khắp thế giới mà Monsanto đã làm được quy trình ngược - Xác định kiểu gene từ kiểu hình và nhờ vậy mà Monsanto đã xây dựng được thư viện khổng lồ về kiểu gene của vạn vật trên Trái đất này và đấy là cơ sở cho niềm tin trở thành "bá chủ".

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.