Vùng nuôi tôm đạt chứng nhận tiêu chuẩn ASC của Sao Ta. Ảnh: ST. |
Hiện nay tôm Việt vào EU có ưu đãi GSP (chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, đối với tôm nguyên liệu đông lạnh là 4,2% và tôm chế biến đông lạnh 7%).
Với ưu đãi này, mức thuế nhập tôm vào EU còn khoảng một nửa. Trong khi Ấn Độ và Thái Lan không còn ưu đãi này. Hơn nữa khi thực thi EVFTA theo lộ trình thuế tôm tiến về 0%. Đây là cơ hội lớn, tăng thêm sức cạnh tranh tôm Việt Nam.
Vừa qua trước khi có thông tin chuẩn bị ký EVFTA các DN tôm Việt Nam nhận ra cơ hội tìm về thị trường này.
Tuy nhiên, việc kiểm soát tôm vào thị trường EU khắt khe hơn hẳn so thị trường Mỹ. Do đó DN nào không có sự chuẩn bị chủ động sẽ khó tiếp cận ngay được. Một trong những yếu tố nắm bắt lợi thế của một số DN ở vùng Bán đảo Cà Mau đã dự liệu trước là xây dựng vùng nuôi tôm đạt theo tiêu chuẩn ASC, chủ động có nguồn tôm nguyên liệu.
Đơn cử, Cty CP Thực Phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) là một trong những DN đã chuẩn bị phương án tận dụng lợi thế từ thị trường EU từ năm 2016 đến nay. Thị phần tôm Sao Ta xuất sang EU tăng từ 7% đến nay lên trên 40%.
Hiện nay tôm của Việt Nam xuất vào EU chiếm 21,7%, lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu tôm đi các thị trường. Trong đó thị trường Anh, Đức, Hà Lan nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối EU.