| Hotline: 0983.970.780

Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng ở Trung Quốc

Thứ Năm 24/05/2018 , 13:05 (GMT+7)

Năm mười tuổi, họ Tôn nghe theo quyết định của cha, tịnh thân để trở thành thái giám. Nhưng nào ngờ, khi Tôn vừa tỉnh dậy sau trận hôn mê, vị vua mà ông muốn được hầu hạ đã thoái vị.

Tôn Diệu Đình (1902 - 1996) xuất thân nghèo khó. Do ruộng đất trong nhà bị cường hào cưỡng đoạt, cha ông không còn cách nào khác, hy vọng con trai mình vào cung sẽ trở thành một người quyền thế, giàu có, và hiện thực hoá mong ước này bằng cách để con làm thái giám. Tôn đã hôn mê tròn ba ngày sau khi tịnh thân. Nhưng người tính không bằng trời tính, khi Tôn vừa tỉnh dậy sau ba ngày hôn mê, vua Phổ Nghi (1906 - 1967) đã thoái vị, ước mơ đổi đời của cả gia đình ông bỗng tan thành mây khói.

14-09-01_nh_bi_3
Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng ở Trung Quốc

Tới năm 1915, Viên Thế Khải (1859 - 1916) đòi xưng đế. Vua Phổ Nghi sống trong Tử Cấm Thành dù thoái vị vẫn được kẻ hầu người hạ. Bỏ ngoài tai lệnh cấm của dân quốc, vua ngang nhiên tuyển chọn thái giám, nô tì cho mình. Điều này đã làm dấy lên hy vọng đưa con vào cung làm thái giám của người nhà họ Tôn từng bị dập tắt trước đó. Năm 1916, nhà họ Tôn nhờ người giới thiệu, đưa Tôn Diệu Đình vào Tử Cấm Thành. Ông chính thức làm thái giám vào năm 15 tuổi.

Qua chị dâu cả của mình, Tôn Diệu Đình quen biết thái giám Hạ Đức Nguyên ở phủ Thuần Thân Vương và vào làm việc trong đó. Bấy giờ, Tôn Diệu Đình làm việc trong phủ Bối lặc gia, được đặt tên là Thuận Thọ. Năm 1917, Tôn rời khỏi đây, trở về quê hương, không lâu sau lại được thái giám tổng quản ở Bắc Hoa Viên gọi vào cung, sau này còn hầu hạ Thái phi Đoan Khang, tức Cẩn phi (1873 - 1924), và hoàng hậu Uyển Dung (1906 - 1946).

Khi ở trong hoàng cung, Tôn Diệu Đình không được sử dụng tên thật của mình, cũng không có tên gọi gì khác. Ông ngày ngày hầu hạ hoàng tộc, bưng bê trà nước, dọn dẹp vệ sinh. Một lần, khi đang xem kịch, Cẩn phi thấy Tôn nhanh nhẹn, bèn khai ân, cho ông tham gia đội kịch trong cung. Đối với một thái giám thấp hèn, ngày ngày lao động nặng nhọc, vô danh vô phận, đây quả là “một bước lên thiên đường”. Tôn Diệu Đình còn chi sáu mươi nén bạc để mua cái tên “Vương Thành Tường” cho chính mình. Về sau, ông lại rời khỏi đội kịch, vào làm ở Ti phòng.

Ti phòng thời Thanh phụ trách việc điều động nô tì, sắp xếp quần áo trong cung, trực thuộc Nội vụ phủ, do thái giám tổng quản đứng đầu. Lúc này, Tôn đã quen với cuộc sống hầu hạ dựa hơi người khác, a dua nịnh hót trong cung đình. Sau khi làm vài năm ở Ti phòng, ông lại được “đổi vận”, chuyển sang phục vụ hoàng hậu Uyển Dung, vợ vua Phổ Nghi.

Năm 1924, tướng quân Phùng Ngọc Tường (1882 - 1948) tạo phản, đuổi vua Phổ Nghi ra khỏi Tử Cấm Thành. Vua chạy trốn tới nhà cô mình, sao đó dựa dẫm vào đại sứ quán Nhật Bản. Sau khi ra khỏi hoàng cung, Tôn Diệu Đình tiếp tục hầu hạ hoàng hậu Uyển Dung ở nhà cha Phổ Nghi. Một năm sau, Uyển Dung bỏ đi tìm Phổ Nghi, cuộc đời làm thái giám của Tôn chính thức kết thúc.

Trở về quê hương, Tôn Diệu Đình muốn an cư lập nghiệp. Nhưng người dân ở đây đều thạo việc đồng áng, còn ông lại chẳng biết tí gì. Một thái giám thâm niên tám năm trời đành phải dựa dẫm vào anh em để sinh sống.

Hai năm sau, Tôn trở lại Bắc Kinh, vào chùa Hưng Long ở đường Bắc Trường, cùng sống với hơn bốn mươi thái giám khác đồng cảnh ngộ. Một vài người trong số đó cũng dành dụm được tiền, xây được nhà, mua được đất. Bọn họ bèn cho người khác thuê nhà để kiếm tiền sống qua ngày. Số tiền đủ giúp Tôn cùng các thái giám khác trang trải ngày hai bữa cơm. Nhưng thời gian trôi qua, phòng ốc cho thuê dần hỏng hóc, tiền cho thuê không đủ chi trả phí tu sửa căn nhà. Vì kế sinh nhai, Tôn Diệu Đình ngày ngày tới các ngõ nhỏ, thu nhặt xỉ than và phế thải.

Tạo hình thái giám trong phim truyền hình Trung Quốc

Vào những năm 30 của thế kỉ XX, sau khi Phổ Nghi trở thành hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu, Tôn Diệu Đình từng tới công tác ở Trường Xuân (thủ đô của nước do Phổ Nghi làm vua bấy giờ). Sau đó vì lâm trọng bệnh, ông lại trở về Bắc Kinh.

Năm 1949, “sau giải phóng, thái giám chúng tôi đều có cuộc sống hạnh phúc”, trong lời nói của Tôn mang đầy vẻ mừng vui và cảm kích. Ban đầu, chính phủ cấp phí sinh hoạt hàng tháng cho họ là 16 nhân dân tệ (khoảng 2,55 USD). Sau này, Tôn Diệu Đình còn phụ trách quản lí đền chùa trong cả thành phố, rồi làm nhân viên tài vụ suốt sáu năm. Năm 1966, sau đại cách mạng văn hoá, Tôn chuyển vào sống trong chùa Quảng Hoá, tới năm 1996 thì qua đời, hưởng thọ 94 tuổi.

Tôn Diệu Đình đã chứng kiến nhiều biến động lịch sử quan trọng, trở thành “minh chứng sống” có một không hai của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trong những năm tháng cuối đời, cuối cùng ông cũng được hưởng thụ một cuộc sống tự do tự tại, được làm chủ chính mình.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm